Siêu âm qua ngả trực tràng

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 35 - 36)

Siêu âm qua ngả trực tràng được Watanabemô tả lần đầu tiên vào năm 1968 [154]. Mãi tới giữa thập niên 80, siêu âm qua ngả trực tràng mới trở nên phổ biến nhờ sự ra đời của đầu dò tần số cao [147]. Ở tần số 5-7 Mhz, siêu âm qua ngả trực tràng cho hình ảnh rõ nét của tuyến tiền liệt (TTL), túi tinh, ống phóng tinh và bóng tinh. Do đó, vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, siêu âm qua ngả trực tràng từ chỗ chủ yếu được ứng dụng trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, bắt đầu được ứng dụng trong chẩn đoán hiếm muộn nam [49] (hình 1.9).

Siêu âm qua ngả trực tràng cần được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân vô tinh nghi ngờ có tắc đường dẫn tinh. Siêu âm qua ngả trực tràng giúp chẩn đoán tắc ống phóng tinh. Ống phóng tinh bình thường không thấy trên siêu âm qua ngả trực tràng, nhưng khi bị giãn thì có thể thấy được [70]. Giãn túi tinh (đường kính trước – sau >15 cm) [165] và những vùng túi tinh không phản âm,

Hình 1.9: Hình ảnh bàng quang (BQ), tuyến tiền liệt (TTL) và túi tinh (TT) qua siêu âm qua ngả trực tràng. “Nguồn: Ruf, 1994” [165].

hình tròn [134] là những bất thường hay gặp trong bế tắc ống phóng tinh, đặc biệt khi thể tích tinh dịch ≤1 ml. Những bất thường hay gặp khác trong VTBT có thể phát hiện được qua siêu âm qua ngả trực tràng là nang ống Muller hay nang xoang niệu dục và canxi hoá ống phóng tinh [152]. Siêu âm qua ngả trực tràng còn giúp phát hiện bất sản bẩm sinh túi tinh.

Nhìn chung, siêu âm qua ngả trực tràng có giá trị trong chẩn đoán VTBT do bất sản ODT, nhưng để xác định vị trí tắc ở ống phóng tinh, tuyến tiền liệt thì cần phải chụp ODT [18].

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 35 - 36)