Nối lại ODT-MT

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 128 - 129)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.3.7. Nối lại ODT-MT

Thất bại sau phẫu thuật nối ODT-MT ngay từ đầu hay do tắc lại chỗ nối lần trước đặt ra vấn đề có nên phẫu thuật nối lại hay không. Trong thời điểm hiện nay, với sự thành công của TTON và ICSI (khoảng 30%) thì vấn đề này còn được bàn cãi nhiều hơn. Matthews, Hernandez [94] cho rằng nên phẫu thuật nối lại, dù sẽ gặp nhiều khó khăn do dính và tỉ lệ thành công thấp hơn. Nghiên cứu của Matthews và Hernandez được thực hiện trên các trường hợp phục hồi ODT sau triệt sản, nên bao gồm cả nối ODT-ODT và ODT-MT. Nhiều tác giả khuyên nên nối lại ODT-MT khi phẫu thuật thất bại. Nigam và Hendry [102] khuyên chỉ nên nối lại cho những bệnh nhân mà trước đó phẫu thuật nối ODT- MT được thực hiện tại đuôi hay thân mào tinh, không nên nối lại cho những trường hợp đã nối vào đầu mào tinh. Điểm cần lưu ý là Nigam và Hendry chỉ áp dụng kỹ thuật nối ODT-MT bên-bên cổ điển, không thực hiện nối vi phẫu. Có lẽ cho đến thời điểm hiện nay, chỉ có công trình của Pasqualotto năm 1999 phẫu thuật nối lại ODT-MT bằng kỹ thuật vi phẫu tận–bên cổ điển cho các trường hợp nối ODT-MT thất bại [109]. Pasqualotto ghi nhận kết quả nối lại tương

đương nối lần đầu, nhưng đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có trình độ vi phẫu cao hơn (bảng 4.34).

Bảng 4.34: So sánh kết quả của phẫu thuật nối lại ODT-MT.

Nigam, 1999 Pasqualotto, 1999 Nguyễn Thành Như Số trường hợp 24 18 1

Thời gian theo dõi 12 tháng 18 tháng 5 tháng Kỹ thuật nối Bên -bên Tận-bên Lồng hai mũi

Thành công (%) 62 54,5 100

Có thai (%) 41 25 chưa

Ở nghiên cứu này, có một trường hợp nối lại ODT-MT và thành công. Trường hợp này trước đây bệnh nhân đã được mổ nối theo kiểu bên-bên và nay nối lại theo kiểu tận-bên lồng hai mũi. Chỉ có thể nối được một bên (bên trái), do mào tinh bên phải đã bị hư hại vì trích tinh trùng để TTON trước đó. Ngay cả ở bên nối lại được, chỉ nối được ODT vào đầu mào tinh vì thân mào tinh cũng bị hư hại do thủ thuật trích tinh trùng trước đó. Sau mổ 2 tháng bệnh nhân có tinh trùng trong tinh dịch, và sau 5 tháng mật độ tinh trùng là 70 triệu/ml [15]. Các trường hợp thất bại khác, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật nối lại ODT- MT theo kiểu lồng hai mũi khi có điều kiện, nhất là những trường hợp thất bại với kỹ thuật nối bên-bên.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 128 - 129)