Kỹ thuật nối tận-bên vi phẫu

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 49 - 50)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

1.3.6.3. Kỹ thuật nối tận-bên vi phẫu

Thomas là người đầu tiên mô tả kỹ thuật này [148] (hình 1.17). Kỹ thuật nối ODT-MT tận-bên có ưu điểm là ít tổn thương MT và tương đối ít chảy máu. Kỹ thuật tận-bên không ảnh hưởng đến mạch máu nuôi MT. Vị trí tắc ở MT chính là ranh giới giữa ống MT đoạn trên giãn và ống MT đoạn dưới xẹp. Kỹ thuật tận-bên cho phép ghép chính xác lớp cơ và bao ngoài của ODT vào lỗ mở tại bao xơ MT [56].

Sau khi mở tinh mạc, MT được quan sát dưới kính hiển vi. Vị trí nối được chọn nằm trên chỗ nghi ngờ tắc. Tại đó, ống MT giãn được nhìn thấy rõ dưới bao MT. Chọn nơi tương đối vô mạch. Dùng kéo vi phẫu tạo một lỗ tròn khoảng 3-4 mm trên bao xơ MT. Ống MT được bóc tách nhẹ nhàng cho tới khi các đoạn ống MT giãn to được bộc lộ rõ. Nếu vị trí tắc không rõ ràng, sau khi tạo lỗ khuy áo trên bao MT, dùng kim từ chỉ nylon 10-0 để chọc ống MT càng gần chỗ tắc càng tốt, và tìm tinh trùng trong dịch chảy ra. Nếu không thấy tinh trùng, chỗ chọc hút được bít lại bằng đầu đốt lưỡng cực, tạo một lỗ khác ngay phía trên, cách chỗ cũ khoảng 0,5 cm, và chuẩn bị ống MT như đã mô tả [56].

ODT được kéo qua lỗ mở tinh mạc và cố định gần chỗ dự định nối bằng 2-4 mũi chỉ 6-0 propylene bằng cách khâu xuyên vỏ bao ODT và tinh mạc. Đầu ODT phải kéo được tới lỗ mở ở bao xơ MT dễ dàng. Mặt sau của niêm mạc ống MT được khâu nối với mặt sau của niêm mạc ODT bằng 2 mũi chỉ nylon 10-0 hai đầu kim. Kế tiếp, mặt sau của bao MT được khâu nối vào mặt sau của lớp cơ

và bao ODT bằng 2-3 mũi chỉ nylon 9-0 hai đầu kim. Miệng ống được rửa bằng dung dịch Ringer ngay trước khi khâu mỗi mũi chỉ để giữ miệng ống MT luôn mở. Sau đó, mặt trước của niêm mạc ống MT được khâu nối với mặt trước của niêm mạc ODT bằng 2-4 mũi chỉ 10-0. Sau cùng, mặt trước của bao MT được khâu nối vào lớp cơ ngoài và vỏ bao ODT bằng 6-10 mũi chỉ nylon 9-0 hai đầu kim.

Sau phẫu thuật, tỉ lệ thông thương vào khoảng 60-78% [94].

Nhược điểm của kỹ thuật này là kỹ thuật khâu nối khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian (khoảng 4 giờ). Kết quả phẫu thuật tùy thuộc rất nhiều vào khả năng khâu nối vi phẫu của bác sĩ phẫu thuật.

Hình 1.17: Nối ODT-MT tận-bên. “Nguồn: Goldstein, 2002” [56].

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 49 - 50)