C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.3.5. Đặc điểm của tinh trùng sau khi nối thông
Các tác giả đều thống nhất theo dõi tinh dịch đồ sau mổ vào các thời điểm: 1,3,6,9 và 12 tháng [82]. Sau 12 tháng, nếu vẫn chưa có tinh trùng trong tinh dịch, các bệnh nhân của nghiên cứu này được khuyên tiếp tục thử tinh dịch đồ sau mỗi 3 tháng, cho đến tháng thứ 24.
Thời gian có tinh trùng sau phẫu thuật, theo Chan [38], 60% trường hợp nối thành công có tinh trùng trong tinh dịch sau mổ 1 tháng. Ngiên cứu này ghi nhận 2/11 (18,18%) trường hợp nối tận-bên có tinh trùng trong tinh dịch sau 1 tháng, 6/11 (54,55%) trường hợp nối tận-bên có tinh trùng trong tinh dịch sau 3 tháng, 8/11 (72,73%) trường hợp nối tận-bên có tinh trùng trong tinh dịch sau 6 tháng. Một trường hợp nối bên-bên có tinh trùng trong tinh dịch sau 6 tháng.
Điểm lưu ý thứ nhất rút ra từ kết quả này là đa số trường hợp có tinh trùng trong tinh dịch sau 3-6 tháng, và theo dõi càng lâu thì khả năng có tinh trùng trong tinh dịch càng cao.
Mật độ tinh trùng, (theo biểu đồ 3.6) của từng trường hợp cải thiện dần theo thời gian. Diễn tiến chất lượng tinh trùng theo thời gian chưa được các tác giả khác đề cập tới [28], [38], [84], [94]. Cải thiện chất lượng tinh trùng theo thời gian có thể hiểu như sau: trong bế tắc đường dẫn tinh, có sự tồn đọng nhiều tinh trùng “già” hay chết, không di động [56], trong dịch chảy qua chỗ nối ở thời gian đầu sẽ có nhiều tinh trùng “già”, về sau mới có tinh trùng chất lượng tốt: mật độ và độ di động của tinh trùng trong tinh dịch tăng.
Điểm lưu ý thứ hai là đánh giá kết quả tinh dịch đồ của một trường hợp nối thành công cần có cái nhìn biện chứng: hiện tại mật độ và chất lượng tinh trùng có thể còn kém, nhưng chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian.