Thể tích tinh hoàn

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 98 - 100)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2.1. Thể tích tinh hoàn

Thể tích tinh hoàn được tạo thành chủ yếu bởi các ống sinh tinh (90%) [152], nên khi ống sinh tinh kém hoạt động (teo) thì thể tích tinh hoàn cũng giảm.

Về phương pháp đo, thể tích tinh hoàn có thể được đo bằng siêu âm ba chiều, bằng thước thông thường, hay bằng các thước chuyên biệt (Prader [152],

Takihara [144], Nahoum [99] hay Test Size [143]). Thước Prader ra đời năm 1966, là những thỏi nhựa hình quả trứng có các cỡ khác nhau tương ứng với 1 - 2 - 3 - 5 - 6 - 8 - 10 - 12 - 15 - 20 - 25 - 30 ml, tiện sử dụng lúc thăm khám lâm sàng [24]. Thước Takihara là những vòng hình ê-líp, còn thước Nahoum là một đĩa nhựa có khoét những lỗ hình ê-líp. Chỉ có Taskinen [146] ở Phần Lan là khuyên nên dùng thước thông thường để đo chiều dài, chiều rộng và chiều dày của tinh hoàn, từ đó tính ra thể tích (vì cho rằng thước Prader có độ tin cậy thấp), các tác giả khác vẫn khuyên dùng thước Prader hay siêu âm [24], [152]. Siêu âm đo thể tích tinh hoàn chính xác nhất nhờ loại được các màng bao tinh hoàn và da bìu, nhưng đòi hỏi phải có máy và thời gian chờ đợi. Nói chung, thước Prader là thông dụng nhất vì đơn giản, dễ sử dụng và kết quả tin cậy được. Do vậy, thước Prader được sử dụng trong nghiên cứu này (hình 1.7 và hình 4.39).

Với tiêu chuẩn châu Âu, thể tích tinh hoàn được xem là giảm nếu dưới 15ml [164]; đối với người châu Á con số này là <12ml [23]. Ở một nghiên cứu

thực hiện trên người Việt Nam trưởng thành, không bị hiếm muộn, thể tích tinh hoàn trung bình đo được ≥12ml [10]. Thể tích tinh hoàn của nhóm bệnh nhân ở nghiên cứu này là 19,62 ml (từ 8ml đến trên 35ml, bảng 3.10) với 143/160 trường hợp (90,63%) có thể tích tinh hoàn ≥12ml. Tuy nhiên, có 2 trường hợp (1,25%), thể tích tinh hoàn trước mổ là 8 ml và 13 trường hợp (8,13%) thể tích tinh hoàn trước mổ là 10 ml (bảng 3.10). Nhìn chung, thể tích tinh hoàn trong giới hạn bình thường ở một bệnh nhân vô tinh là dấu hiệu gợi ý có bế tắc. Nếu cả hai tinh hoàn đều nhỏ dưới 8 ml thì cần xem lại chẩn đoán VTBT trước khi tiến hành sinh thiết tinh hoàn. Thể tích tinh hoàn phối hợp với FSH/máu (xem mục 4.2.2) sẽ giúp tránh sinh thiết tinh hoàn những trường hợp tinh hoàn không sinh tinh hoặc sinh tinh kém.

Theo Mieusset [164], nếu một tinh hoàn nhỏ hơn 2/3 thể tích của tinh hoàn kia thì có bất thường. Trong nghiên cứu này, ngoại trừ 6 trường hợp tinh hoàn một bên teo và không sinh tinh, các trường hợp còn lại hai tinh hoàn không có sự chênh lệch về thể tích, hay nếu có cũng không quá 5 ml.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)