Ưu nhược điểm của phẫu thuật nối ODT-MT so với TTON Giải quyết nguyên nhân vô sinh

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 131 - 132)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.3.8.4. Ưu nhược điểm của phẫu thuật nối ODT-MT so với TTON Giải quyết nguyên nhân vô sinh

Giải quyết nguyên nhân vô sinh

TTON không giải quyết được nguyên nhân gây vô sinh (cụ thể ở đây là vô sinh do bế tắc). Do vậy, để tiếp tục có con, cặp vợ chồng vô sinh vẫn phải tiếp tục nhờ đến TTON. Trong khi đó, phẫu thuật nối ODT-MT nếu thành công, cặp vợ chồng vô sinh có thể tiếp tục có con tự nhiên. Ở nghiên cứu này, một trường hợp sau phẫu thuật nối ODT-MT đã có một con sanh tự nhiên năm 2004, và cuối năm 2006, vợ đang mang thai lần hai.

Chi phí

Tại thời điểm 1997, ở Hoa Kỳ, chi phí để có một đứa trẻ ra đời nhờ TTON là 51.024 USD, và nhờ phẫu thuật nối ODT-MT là 31.099 USD [82]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong thời điểm nghiên cứu, chi phí trung bình cho một lần TTON là 30-50 triệu đồng. Trong khi chi phí cho phẫu thuật nối ODT-MT chỉ bằng 1/10, là 3-4 triệu đồng. Do quá trình tiêm thuốc kích thích rụng trứng, hút noãn, chuyển phôi và theo dõi sớm sau chuyển phôi thường kéo dài 6-8 tuần, nên bên cạnh chi phí trực tiếp, còn có những chi phí khác về ngày công lao động, đi lại, ăn ở, làm cho chi phí TTON tăng cao hơn, thậm chí không thể thực hiện được (người vợ cư trú ở địa phương khác, xa trung tâm TTON, công việc của người vợ không thể gián đoạn). Chi phí cao là một trở ngại lớn của TTON

[6]. Ngoài ra, vào ngày hút noãn, nếu tại trung tâm TTON không có sẵn tinh trùng trữ đông của người chồng thì người chồng cần phải đến trung tâm TTON để được trích tinh trùng từ tinh hoàn hay mào tinh.

Phẫu thuật nối ODT-MT có thể thực hiện trong ngày [102]: bệnh nhân về ngay trong ngày mổ hay hôm sau và có thể trở lại làm việc ngay. Qui trình điều trị không cần có sự hiện diện của người vợ.

Hiệu quả có thai

Mục tiêu của TTON hay phẫu thuật nối ODT-MT đều là giúp các cặp cợ chồng hiếm muộn có thai. Về khía cạnh này, hiệu quả của phẫu thuật nối ODT- MT với kỹ thuật khâu lồng là cao hơn TTON. Tỉ lệ có thai cho mỗi chu kỳ của TTON với ICSI là 26-35% [140] (bảng 4.35). Ngoài ra, nếu phẫu thuật nối ODT-MT thành công mà người vợ chưa có thai tự nhiên được, việc hỗ trợ sinh sản cho những cặp vợ chồng vô sinh có thể thực hiện được với tinh trùng trong tinh dịch của người chồng (bằng biện pháp bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung). Bơm tinh trùng vào buồng tử cung là kỹ thuật phổ biến hơn TTON, dễ thực hiện và chi phí thấp hơn.

Ở nghiên cứu này, nhóm bệnh nhân nối ODT-MT tận-bên có tỉ lệ có thai là 37,04% tương đương với TTON. Một bệnh nhân chọn TTON với tinh trùng có trong tinh dịch sau mổ. Một bệnh nhân chọn bơm tinh trùng vào buồng tử cung với tinh trùng có trong tinh dịch.

Bảng 4.35: So sánh hiệu quả có thai của TTON và nối ODT-MT.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 131 - 132)