Khâu nối ống dẫn tinh với mào tinh

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 63 - 64)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

2.3.7.Khâu nối ống dẫn tinh với mào tinh

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.7.Khâu nối ống dẫn tinh với mào tinh

Kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này là khâu hai mũi ở hai đầu đoạn ống MT và cắt mở ngang thân ống, giữa hai mũi kim cụ thể như sau:

Dùng chỉ polypropylene 9-0, 10-0 hai đầu kim, một đầu được khâu móc từ lòng ODT ra ngoài, đầu kim còn lại sẽ khâu vào ống MT sau. Thực hiện tương tự cho một sợi chỉ polypropylene thứ hai, khâu vào ODT bên đối diện với mũi kim thứ nhất. Sau đó, hai đầu kim tự do của hai sợi chỉ polypropylene này sẽ được móc lần lượt vào hai đầu của đoạn ống MT giãn căng, dọc theo ống, nhưng không đâm xuyên qua (hình 2.25). Cắt mở ngang ống MT ở giữa hai mũi kim.

Hút dịch MT bằng kim luồn mềm 24G, nhỏ dịch lên lam kính trộn với dung dịch sinh lý, đậy bằng lam kính mỏng, khảo sát trên kính hiển vi có độ phóng đại 40 lần. Nếu có tinh trùng (di dộng hay bất động) thì tiến hành khâu nối. Nếu không có tinh trùng, lỗ mở MT được đốt, khâu lại bằng chỉ polyglactin 5-0. Lần lên phía đầu MT, cách chỗ mở cũ khoảng 0,5 cm. Đầu ODT được di chuyển theo. Quá trình được thực hiện lại cho đến khi có tinh trùng trong dịch MT. Đây là vị trí để nối lồng ống MT vào trong ODT.

Kế đến, kéo xuyên hai mũi kim trên ống MT. Cột từng mũi chỉ khâu để lồng ống MT vào trong lòng ODT. Mép lỗ mở bao xơ MT được khâu với bao ngoài ODT bằng 6-8 mũi chỉ polypropylene 8-0. Nếu thực hiện tốt thao tác, ODT sẽ được khâu đứng vuông góc với thân MT, không căng (hình 2.26).

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 63 - 64)