Thám sát bìu và chụp ống dẫn tinh

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 111 - 113)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2.6.4. Thám sát bìu và chụp ống dẫn tinh

Chụp ODT bằng cách đâm kim mù vào ODT vừa khó thực hiện, vừa có thể gây sẹo hẹp tại nơi đâm kim nên không được thực hiện trong nghiên cứu này. Nhờ máy X quang cơ động (C-Arm), chụp ODT trong lúc mổ thám sát bìu được tiến hành để xác định vị trí tắc.

Trên thực tế, giá trị chính của chụp ODT là khẳng định sự thông thương của đường dẫn tinh đoạn xa trước khi tiến hành nối ODT-ODT hay ODT-MT. Tôi cũng đồng ý với Mieusset [164]là khi có tắc ODT đoạn xa thì chính áp lực trong lòng ống sẽ không cho phép bơm thuốc cản quang đi xa. Một trong những trường hợp đầu tiên (bệnh nhân số 1 trong danh sách bệnh nhân – phần phụ lục) được tiến hành chụp ODT với máy C-Arm, khi bơm thuốc cản quang thấy tắc ở đoạn bẹn. Mở ODT đoạn bẹn không tìm thấy chỗ tắc, chụp lại ODT thấy chỗ tắc ở đoạn chậu. Dùng chỉ polypropylene 2-0 luồn vào lòng ODT thấy chỗ tắc nằm sâu ở ống phóng tinh. Vì thế, để xác định chính xác vị trí tắc, cần phối hợp chụp X quang và luồn chỉ polypropylene 2-0.

Để xác định sự thông thương của ODT, thường không cần đến hình ảnh X quang. Riêng tôi, đồng ý với Sigman [134], chỉ cần bơm dung dịch Lactat Ringer là đủ để xác định sự thông thương. Nếu không có bế tắc thì bơm nhẹ nhàng. Nếu có tắc thì không thể bơm được, và dịch bơm vào sẽ đẩy một ít dịch

đục từ trong lòng ODT ra ngoài. Một cách khác để khẳng định sự thông thương của ODT là bơm chất chỉ thị màu xanh indigo carmine pha loãng. Bệnh nhân đã được đặt thông Foley bàng quang, gắn với một túi đựng nước tiểu trước khi rạch da. Nếu ODT thông tốt, ngoài cảm giác nhẹ tay, dịch màu xanh sẽ qua ODT, vào niệu đạo sau, vào bàng quang, rồi ra ngoài vào túi đựng nước tiểu (hình 4.42). Tuy nhiên, rọi ODT với thuốc cản quang tan trong nước dưới màn huỳnh quang tăng sáng của máy X quang cơ động có ưu điểm là thấy rõ hình ảnh túi tinh và hình ảnh động của thuốc cản quang từ ống phóng tinh phun vào niệu đạo sau (hình 3.30).

Ngoài ra, chụp ODT trong khi mổ thám sát bìu không chỉ đơn thuần là chẩn đoán hình ảnh mà còn khảo sát dịch ODT. Khi cắt mở ODT, dịch ODT sẽ được khảo sát tức thì dưới kính hiển vi phóng đại 40 lần để tìm tinh trùng. Nếu

Hình 4.42: Bơm chất chỉ thị màu xanh vào ODT, nước tiểu qua thông

có tinh trùng chứng tỏ mào tinh không tắc. Nếu không có tinh trùng và mào tinh xẹp chứng tỏ tắc tại tinh hoàn. Nếu không có tinh trùng và mào tinh căng chứng tỏ tắc tại mào tinh. Khi đó chụp ODT được tiến hành như trên để khẳng định sự thông thương của ODT đoạn xa trước khi nối ODT-MT.

Tóm lại, chẩn đoán xác định VTBT, tinh dịch đồ (không có tinh trùng) và sinh thiết tinh hoàn (tinh hoàn có sinh tinh bình thường) vẫn là hai xét nghiệm cơ bản. Chẩn đoán nguyên nhân mắc phải và nhất là xác định chính xác vị trí tắc, cần phải phẫu thuật thám sát bìu kết hợp với chụp ODT. Các biện pháp chẩn đoán khác như pH và thể tích tinh dịch, siêu âm qua ngả trực tràng chỉ có giá trị gợi ý vị trí tắc. Siêu âm bìu không có vai trò trong chẩn đoán VTBT. Khi thám sát bìu, chụp ODT có ý nghĩa khẳng định ODT đoạn xa thông thương (trước khi tiến hành nối ODT-MT) hơn là xác định vị trí tắc.

4.3. Phẫu thuật nối ODT-MT

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)