Các xét nghiệm trong vô tinh do bế tắc 1.Tinh dịch đồ

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 29 - 31)

1.2.3.1. Tinh dịch đồ

Tinh dịch đồ hiện vẫn là xét nghiệm quan trọng nhất trong các xét nghiệm chẩn đoán hiếm muộn nam. Tinh dịch đồ cần được thực hiện ít nhất là hai lần. Tinh dịch được lấy bằng biện pháp thủ dâm, sau khi không xuất tinh tối thiểu là 2 ngày và tối đa là 7 ngày. Tinh dịch được giữ ấm 20 ·- 40 ·C và phải phân tích tinh dịch trong vòng 1 giờ sau khi lấy mẫu. Bảng 1.1 trình bàycác giá trị tham khảo của tinh dịch đồ theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 1999 [157].

Vô tinh nghĩa là không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch sau quay ly tâm ở độ phóng đại 400 lần. Quan sát cẩn thận vài phết tinh dịch sau khi tinh dịch đã hóa lỏng là cần thiết. Nếu không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch, phần tinh lỏng hay toàn bộ tinh dịch cần được quay ly tâm (600 vòng/phút trong 15 phút). Cặn lắng cần được khảo sát vi thể tìm tinh trùng. Thể tích tinh dịch dưới 1 ml,

pH axít gợi ý có bế tắc ống phóng tinh hay bất sản ống dẫn tinh hai bên. Căn cứ vào thể tích và nồng độ pH của tinh dịch, có thể dự đoán được vị trí tắc ODT ở đoạn gần trong bìu hay đoạn xa tại ống phóng tinh [12]. Thể tích tinh dịch <1 ml gợi ý vị trí tắc tại ống phóng tinh. Thể tích tinh dịch >1 ml và pH tinh dịch >7 gợi ý vị trí tắc ở trong bìu [12]. Khi thể tích tinh dịch thấp, cần tìm tinh trùng trong nước tiểu sau khi xuất tinh. Sự hiện diện của tinh trùng trong nước tiểu chứng tỏ có xuất tinh ngược dòng [120].

Bảng 1.1: Các giá trị tham khảo của tinh dịch đồ theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới [157].

Các giá trị tham khảo

Thể tích tinh dịch ≥2,0 ml

pH ≥7,2

Mật độ tinh trùng ≥20 x 106 tinh trùng/ml

Tổng số tinh trùng ≥40 x 106 tinh trùng mỗi lần xuất tinh

Độ di động ≥50% di động (di động nhanh + di động chậm) hay

≥25% di động nhanh. Hình thể bình thường ≥15%

Tỉ lệ tinh trùng sống ≥75% Bạch cầu < 1 x 106/ml

Fructô do túi tinh tiết ra, nồng độ bình thường trong tinh dịch là 120-450 mg/dl. Những bệnh nhân không có túi tinh bẩm sinh (thường kết hợp với bất sản ống dẫn tinh) hay do tắc túi tinh thì không có fructô trong tinh dịch [44]. Hiện nay, thay vì định lượng fructô trong tinh dịch, siêu âm qua ngả trực tràng được dùng để chẩn đoán bế tắc ống phóng tinh [25]. Các thành phần khác trong tinh dịch như citrat, carnitin, α-gluconida, kẽm, ít có giá trị chẩn đoán [44], [134].

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 29 - 31)