Xét nghiệm hóc-môn sinh dục

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 31 - 32)

Theo Islam, định lượng hóc-môn sinh dục FSH, LH, testosteron giúp phân biệt hiếm muộn trước, tại hay sau tinh hoàn, và giúp tiên lượng khả năng phục hồi sinh tinh của tinh hoàn [72] (bảng 1.2). Trong các xét nghiệm hóc-môn sinh dục, đo lường FSH thường được sử dụng nhất. Khi sinh tinh bình thường thì lượng FSH được điều hoà bởi cơ chế phản hồi âm tính của hóc-môn inhibin (do tế bào Sertoli tiết ra). Do vậy, FSH tăng cao chứng tỏ có bất thường về sinh tinh. Tuy nhiên, một số trường hợp bất thường sinh tinh nhưng nồng độ FSH vẫn bình thường [73].

Bảng 1.2: Tình trạng hóc-môn sinh dục trong các bệnh cảnh lâm sàng. “Nguồn: Sigman, 2002” [135}. Bệnh cảnh lâm sàng FSH (mIU/ml) LH (mIU/ml) Testosteron (ng/ml)

- Bình thường hay bế tắc Bình thường Bình thường Bình thường - Chỉ sinh tinh bị tổn hại ç Bình thường Bình thường - Tinh hoàn bị tổn hại ç ç Bình thường hay è - Giảm năng tuyến sinh dục do

giảm hóc-môn hướng sinh dục è è è

Có hai loại hóc-môn inhibin do tế bào Sertoli tiết ra là inhibin A và inhibin B, nhưng ở người chỉ có inhibin B là có tác dụng ức chế tuyến yên chế tiết FSH [53]. Theo nghiên cứu của Foresta [53], cũng như FSH, trong vô tinh nồng độ inhibin B không đặc hiệu, không giúp phân biệt giữa VTBT và ngừng sinh tinh.

Prolactin được tiết từ tiền yên. Tăng prolactin trong máu có thể gây giảm năng tuyến sinh dục do làm gián đoạn sự phóng thích GnRH từ hạ đồi [72]. Tuy nhiên prolactin không có vai trò trong chẩn đoán VTBT [72].

Estrogen dư thừa có thể do nội sinh hay ngoại sinh. Định lượng estradiol ở nam giới là một vấn đề phức tạp và không đáng tin cậy do nồng độ estradiol trong máu rất thấp. Tăng quá mức estrogen thường gây vú to, rối loạn cương và teo tinh hoàn [76]. Estrogen không có vai trò trong chẩn đoán VTBT [76].

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 31 - 32)