Tắc tái phát (sau khi đã thông)

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 120 - 121)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.3.2.5. Tắc tái phát (sau khi đã thông)

Ngoài các tiêu chuẩn đã bàn ở trên, hiệu quả của kỹ thuật nối càng cao khi khả năng tắc tái phát càng thấp (xem bảng 4.33).

Kar [80] ghi nhận tỉ lệ tắc lại ở những bệnh nhân nối bên-bên là 7,11%. Tỉ lệ tắc tái phát sau 14 tháng của kiểu nối tận-tận là 13%, tận-bên kinh điển là 21% [123]. Kỹ thuật nối tận-bên kiểu lồng tam giác cho tỉ lệ tắc tái phát thấp (8%) [122]. Kỹ thuật nối lồng hai mũi, từ khi được áp dụng vào năm 2000, chưa

có tài liệu nào ghi nhận tái phát [38], [84], [122]. Nghiên cứu này chưa ghi nhận tắc tái phát, có thể do giảm số mũi chỉ trong lòng ống nên tỉ lệ tắc tái phát giảm, hoặc do thời gian theo dõi còn ngắn.

Đánh giá tắc lại chỗ nối thường khá khó khăn vì tinh dịch đồ là một xét nghiệm rất tế nhị. Tinh dịch đồ, cũng như xét nghiệm nước tiểu, phân, đàm…bệnh nhân phải chủ động thực hiện; trong khi xét nghiệm máu hay chụp X quang, bệnh nhân tương đối bị động. Hơn nữa, bệnh nhân thường rất ngại ngùng khi lấy mẫu làm tinh dịch đồ; và khi vợ đã có thai, bệnh nhân thường không trở lại làm tinh dịch đồ nữa. Quan niệm khá phổ biến ở Việt Nam, vô sinh được gắn với hình ảnh không tốt nên bệnh nhân thường giữ kín việc điều trị vô sinh, và khi đã có con thì không muốn nhắc lại quá khứ [6]. Những trường hợp chưa có thai tự nhiên, bệnh nhân cũng thường đến các trung tâm hỗ trợ sinh sản hơn là trở lại bệnh viện đã phẫu thuật. Ngoài ra, thời gian nghiên cứu không dài, 6 năm đối với trường hợp đầu tiên, những trường hợp thành công thì con vẫn còn nhỏ, đa số bệnh nhân chưa có ý định có con thứ hai, nên chưa phát hiện vô tinh do tắc tái phát (nếu có). Trong số những bệnh nhân phẫu thuật thành công, một trường hợp có thai lần hai tự nhiên được ghi nhận.

Hiện tại, tương tự Schiff [122], những bệnh nhân sau mổ đã có tinh trùng được khuyên nên trữ đông tinh trùng phòng khi tắc tái phát. Tuy nhiên, chưa bệnh nhân nào muốn trữ tinh trùng.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 120 - 121)