Viêm lao tinh hoàn –mào tinh

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 105 - 107)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2.5.2. Viêm lao tinh hoàn –mào tinh

Theo Dohle [48] và Wong [159], lao mào tinh là một trong những nguyên nhân gây tắc mào tinh, ODT. Vấn đề là làm sao chẩn đoán lao mào tinh và liệu VTBT do lao có thể điều trị được bằng phẫu thuật nối thông hay không ?

Bảng 4.32: Nguyên nhân gây VTBT.

Kim, 1998 Berardinucci, 1998 Matsuda, 1994 Chan, 2005 Nguyễn Thành Như Lao - - - - 8,43% Hậu viêm 38,78% 17,50% - 22% 39,76% KRNN 42,86% 73,75% 15,79% 27% 51,81% Chấn thương 2,04% - - - -

* KRNN: không rõ nguyên nhân

Do đuôi mào tinh có mạch máu phong phú, nên lao mào tinh thường bắt đầu tại đây [78]. Thường vi trùng lao đi từ tuyến tiền liệt bị nhiễm lao, theo

ODT hay bạch mạch để đến mào tinh. ODT thường sưng to từng đoạn, gây bế tắc [145]. Vi trùng lao cũng có thể đến mào tinh qua đường máu [78]. Lao mào tinh có thể kết hợp với lao thận, cũng có thể là tổn thương lao duy nhất của hệ niệu - sinh dục, và khi đó M. tuberculosis không thể tìm thấy trong nước tiểu [78]. Trong nghiên cứu này, chẩn đoán lao mào tinh được xác định qua sinh thiết mào tinh khi mổ thám sát bìu.

Tiền sử lao ở bệnh nhân có nhân cứng mào tinh gợi ý viêm lao mào tinh. 6/7 bệnh nhân của nghiên cứu này có tiền sử bị lao phổi và/hoặc lao mào tinh đã có điều trị. Một trường hợp chỉ có tiền sử sưng bìu. Một trường hợp khác có tiền sử điều trị lao mào tinh nhưng kết quả sinh thiết mào tinh là mô viêm mạn, không phải lao. Không có trường hợp nào kèm lao hệ niệu. Theo Johnson [78], 70% trường hợp lao mào tinh thường có tiền sử bệnh lao.

Trong trường hợp không kèm lao niệu, chẩn đoán lao mào tinh sẽ khó khăn hơn. Ở các bệnh nhân lao mào tinh trong nghiên cứu này, xét nghiệm tìm

M. tuberculosis trực tiếp trong nước tiểu hay thử nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction) nước tiểu đều cho kết quả âm tính. Có thể giải thích điều này do bệnh nhân lao mào tinh của nghiên cứu này không kèm lao hệ niệu. Cấy dịch nang lao tìm M. tuberculosis cho kết quả dương tính thấp (chỉ có hai trường hợp dương tính).

Khi thám sát bìu, đặc điểm của 7 trường hợp lao mào tinh là tinh mạc rất dính, lòng ODT tắc hoàn toàn, hoặc tắc ở nhiều vị trí khác nhau nên không thể nối thông được. Do vậy, nếu khi đến khám vô sinh, bệnh nhân đã có chẩn đoán rõ là lao mào tinh (sinh thiết mào tinh với kết quả lao, áp-xe lạnh bìu vỡ mủ), thì theo ý kiến của tôi, không cần thiết thám sát bìu. Trong trường hợp chẩn đoán lao trước mổ không chắc chắn, nếu thám sát bìu ghi nhận mào tinh có nang lao với chất bã đậu điển hình thì có lẽ nên ngừng cuộc mổ, sinh thiết mào tinh,

không cần thiết chụp ODT. Trong vô sinh bế tắc do lao mào tinh, biện pháp duy nhất để có con sinh học là TTON với tinh trùng trích từ tinh hoàn hay mào tinh. Đó cũng là ý kiến của Kondoh [83].

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)