Những khó khăn đối với người Hiệu trưởng trong quá trình quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 54 - 56)

14 Minh Nghĩa 10 27 12 62 25 52 542 62 238 15 Minh Khôi1027724726025326

2.3.3. Những khó khăn đối với người Hiệu trưởng trong quá trình quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học

Trên thực tế việc quản lý HĐDH ở trường tiểu học, người hiệu trưởng thường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc song nếu được giải quyết kịp thời thì hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao. Để tìm hiểu về những khó khăn của Hiệu trưởng trong quản lý HĐDH ở trường tiểu học tôi đã trưng cầu ý kiến của 36 hiệu trưởng tiểu học trên địa bàn huyện với câu hỏi như sau: “Những khó khăn mà đồng chí gặp phải trong quản lý HĐDH ở trường tiểu học, đặc biệt là theo yêu cầu đổi mới hiện nay?”

Bảng 2.13: Những khó khăn trong quản lý HĐDH đối với CBQL trường tiểu học

TT Những khó khăn xuyên gặpThường Đôi khigặp ít khigặp

1 Khó khăn trong việc lập kế hoạch thực hiệnnhiệm vụ dạy học 8,3% 77.7% 14% 2 Khó khăn trong việc tổ chức chỉ đạo thực 5,5% 80,5% 14%

hiện chương trình dạy học. 3

Khó khăn trong việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH với trình độ năng lực sư phạm của GV hiện nay.

72,2% 22,3% 5,5% 4

Khó khăn trong việc khuyến khích tính tích cực, khả năng sáng tạo của GV trong qúa trình dạy học

25,1% 69,4% 5.5% 5 Khó khăn trong việc đào tạo bồi dưỡng GV. 22.3% 72.2% 5.5% 6 Khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá GV. 0% 77.7% 22.3% 7 Khó khăn trong việc tham mưu với các cấp. 13.9% 72.2 13.9% 8 Khó khăn về điều kiện phương tiện dạy học. 91,6% 8,4% 0% 9

Khó khăn trong việc học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.

5.5% 83.3% 11,2% Trong mỗi khó khăn tôi đưa ra 3 mức độ, mỗi đồng chí hiệu trưởng được trưng cầu ý kiến sẽ lựa chọn 1 trong 3 mức độ, mức độ 1: Thường xuyên gặp; mức độ 2: Đôi khi gặp; mức độ 3: Ít khi gặp

Sau khi tổng hợp kết quả điều tra tôi thấy trong quá trình quản lý HĐDH ở trường tiểu học người Hiệu trưởng gặp rất nhiều khó khăn tuy nhiên mức độ khó khăn của mỗi hiệu trưởng có khác nhau, có những công việc khó khăn của Hiệu trưởng này thì lại là công việc thuận lợi đối với Hiệu trưởng khác.

Khó khăn lớn nhất là khó khăn về điều kiện phương tiện dạy học (91,6% số Hiệu trưởng gặp khó khăn thường xuyên). Đó là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất; về diện tích, khuôn viên, phòng học, phòng chức năng, đồ dùng, thiết bị phục vụ cho dạy và học, những khó khăn đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học trong các trường tiểu học.

Khó khăn thứ hai là khó khăn trong việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH với trình độ năng lực sư phạm của GV hiện nay, khó khăn này cơ bản là do đội ngũ GV có trình độ chuyên môn không đồng đều, một số GV chưa mạnh dạn, ngại đổi mới sợ tốn thời gian công sức mà hiệu quả dạy học không cao. Điều kiện cơ sở vật chất phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới… Do vậy việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH chưa đạt được kết quả mong muốn.

Khó khăn thứ ba đó là khó khăn trong việc đào tạo và bồi dưỡng GV, kích thích tính tích cực, khả năng sáng tạo của GV. Các khó khăn khác tuy ở

mức độ thấp hơn nhưng đều phản ánh khách quan những khó khăn thường gặp trong việc quản lý HĐDH của Hiệu trưởng trường tiểu học trên địa bàn huyện Nông Cống.

2.3.4. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạtđộng dạy học ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w