Khái quát tình hình giáo dục trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 37)

Nhân dân Nông Cống vốn có truyền thống hiếu học; năm 1995 được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận hoàn thành phổ cập Giáo dục tiểu học - xoá mù chữ; năm 1997 hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tháng 9/2003 được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận hoàn thành phổ cập Giáo dục THCS.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng; mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 do Đại hội Đảng IX Đảng cộng sản Việt nam ban hành; Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 của Thủ tướng chính phủ, các Chỉ thị hướng dẫn của ngành, sự chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí giáo dục, mặc dù còn gặp không ít khó khăn song sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Nông Cống đã từng bước phát triển ổn định, trường lớp đã dần được cải thiện về lượng và chất:

Trong những năm qua, ngành giáo dục huyện Nông Cống tiếp tục duy trì, giữ vững quy mô trường lớp theo kế hoạch, tích cực huy động trẻ ra lớp ở các bậc học ổn định theo từng năm học. Năm học 2012-2013, tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 45, 3%; tỷ lệ huy động mẫu giáo đạt 95,7%; tỷ lệ huy động HS vào tiểu học đạt 100%; vào lớp 6 đạt 100 %; vào phổ thông trung học đạt 79,2%, ngoài ra ngành còn huy động được học viên bổ túc văn hoá, học nghề… Công tác duy trì sĩ số HS trong những năm qua cũng được ngành chú trọng, các cấp học, bậc học đều đạt tỷ lệ trên 99%.

Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng cao và ổn định bền vững, ngành giáo dục huyện nhà luôn đứng trong tốp đầu về chất lượng trong toàn tỉnh (Mầm non xếp 3/12; tiểu học 7/12; THCS và THPT xếp thứ 4/12), cụ thể:

Năm học 2012-2013: 100% cháu nhà trẻ được tiêm chủng mở rộng; trên 99% cháu được theo dõi, khám sức khoẻ định kỳ; tỷ lệ trẻ ăn bán trú ở nhà trẻ tăng dần từ 18% năm 2005 lên 33,8% năm 2008, 41,5% năm học 2013. Mẫu giáo đạt 93% (tỷ lệ tương ứng ở năm 2006 là 20,35%, 2007 là

28,3%, năm 2013 là 93%). Các trường mầm non coi trọng việc đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm hàng năm từ 2-3%; đến biệt, không còn trẻ suy dinh dưỡng ở kênh D trong các trường mầm non; trên 90% trẻ đạt kênh A về cân nặng, chiều cao theo độ tuổi. Đến tháng 3/2013, đã có 12 trường mầm non (chiếm 35,2%) đạt chuẩn quốc gia. Hầu hết các nhà trường đã thực hiện việc phân chia nhóm lớp theo độ tuổi; tích cực đổi mới hình thức chăm sóc nuôi dạy trẻ. Kết quả khảo sát trẻ 5 tuổi cuối năm học: 55% xếp loại giỏi; 39% xếp loại khá. Công tác giáo dục trẻ khuyết tật được chú ý. Tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật đến lớp học hoà nhập đạt trên 45%.

- Cấp Tiểu học: Gồm 36 trường (36 trường hạng 3)

Chất lượng, hiệu quả giáo dục tiểu học luôn được nâng cao. Việc duy trì sĩ số HS ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ trẻ tốt nghiệp hoàn thành chương trình tiểu học tăng hàng năm, đạt trên 99%. Các chỉ số hiệu quả của giáo dục Tiểu học tăng dần từ năm học 2005-2006 đến năm học 2012-2013. Tỷ lệ lên lớp đạt cao từ 99.7 % trở lên. Tốc độ xây dựng trường học đạt chuẩn ở cấp học ổn định, mỗi năm phấn đấu đạt từ 2 đến 3 trường, đến 05/2013, toàn huyện có 29 trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2005 chỉ có 8 trường). 100 % số trường đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, chất lượng phổ cập đúng độ tuổi ổn định bền vững và năm sau đều cao hơn năm trước.

- Cấp THCS: Gồm 33 trường, đều là trường hạng 3

Chất lượng, hiệu quả giáo dục THCS luôn được nâng cao qua từng năm. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS tăng từ 97,5% năm học 2005-2006 lên 98,7% năm 2012-2013. Chất lượng 2 mặt giáo dục cũng đảm bảo tốt, tỷ lệ học lực khá giỏi đạt 41,2%. Huyện đang phấn đấu đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tính đến 5/2013 toàn huyện có 10 trường đạt chuẩn quốc gia. Cùng với việc phát triển giáo dục THCS, trong những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp tích cực để huy động thanh, thiếu niên trong độ tuổi không có điều kiện học phổ thông ra lớp học bổ túc THCS. Năm 2004, Huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS .

- Cấp THPT: Gồm 06 trường (05 trường công lập, 01 trường tư thục), trong đó 01 trường đã đạt chuẩn quốc gia, hàng năm huy động từ 1400 đến 1500 HS. Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định. Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt từ 91,2% năm 2006; 97,3% năm 2010; 98,4 năm 2013. Huyện có 2 trường xếp trong tốp 200 trường có chất lượng dạy học ổn định trong toàn quốc.

- Ngành học giáo dục thường xuyên được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm đúng mức, hàng năm thu hút từ 200 đến 250 HS vào học. Chất lượng giáo dục ngày càng ổn định và nâng lên, tỷ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng dần qua các năm. Bên cạnh việc giảng dạy HS bổ túc THPT trường còn thực hiện các chức năng phổ cập và phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả; hàng năm thu hút từ 15000 đến 18000 lượt học viên học tập.

Đội ngũ CBQL, GV được ngành đặc biệt quan tâm. Bố trí đầy đủ, kịp thời, cân đối đội ngũ GV cho các trường học trong huyện. Tính đến năm học 2012-2013: Mầm non 1,2 GV/nhóm lớp; tiểu học 1,42 GV/lớp; THCS 2,2 GV/lớp. Cơ cấu GV tương đối đồng bộ theo các môn học ở các cấp học, các đơn vị đều có GV chuyên Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ và tin học. Toàn ngành đã tích cực xây dựng đội ngũ GV vững vàng về phẩm chất chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ phục vụ tốt việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời tích cực bồi dưỡng, nâng dần tỷ lệ GV trên chuẩn ở các cấp học từng bước đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w