Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 60 - 63)

14 Minh Nghĩa 10 27 12 62 25 52 542 62 238 15 Minh Khôi1027724726025326

2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên song tôi thấy cơ bản là những nguyên nhân sau:

- Điều kiện KT-XH của huyện Nông Cống còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục. Thu nhập của người dân ở địa phương nói chung còn thấp do đó cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư mọi mặt trong đó có giáo dục.

- Nhận thức về vị trí vai trò của giáo dục tiểu học của một bộ phận nhân dân chưa đúng mức nên việc phối hợp chăm lo giáo dục HS chưa được quan tâm chưa kịp thời.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục hiện nay.

- Đội ngũ GV tuy đã cơ bản đảm bảo được số lượng nhưng chất lượng chưa thật tốt. Một số GV tuổi cao chậm đổi mới trong PPDH nên cũng ảnh hưởng đến HĐDH, quản lý HĐDH.

- Việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH còn lúng túng, chưa trở thành phong trào rộng rãi trong các nhà trường, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực trong GV và HS.

- Việc đề xuất các giải pháp chưa thật khoa học, thực hiện các giải pháp chưa đồng bộ, công tác tham mưu với các cấp quản lý chưa thật tích cực nên hiệu quả quản lý chưa cao.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của CBQL trường tiểu học chưa thường xuyên do chưa quan tâm đúng mức, do CBQL xử lý công việc chưa khoa học.

- Một số chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa khuyến khích được lao động đặc biệt là đối với CBQL và GV bậc tiểu học.

- Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục tiểu học còn quá thấp so với yêu cầu thực tế dẫn đến tình trạng thiếu CSVC, thiết bị dạy học ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học của các trường tiểu học.

Kết luận chương 2

Qua tìm hiểu điều kiện tự nhiên, xã hội và nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH ở các trường tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và đặc biệt là những giải pháp quản lý của PGD&ĐT, cho phép tôi rút ra một số kết luận như sau:

Công tác quản lý HĐDH ở các trường tiểu học huyện Nông Cống trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy vậy chất lượng dạy học còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, công tác quản lý HĐDH còn gặp khó khăn và bộc lộ những hạn chế với những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Việc nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu cấp thiết đối với toàn ngành giáo dục huyện Nông Cống, nhằm đáp ứng sự phát triển giáo dục chung của cả nước.

Từ những cơ sở lý luận ở chương 1 và những nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý HĐDH ở các trường tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, tôi đề xuất “Một số giải pháp quản lý HĐDH ở các trường tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa”, đồng thời khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đó.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w