Nhận thức của cán bộ quản lý về nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 53 - 54)

14 Minh Nghĩa 10 27 12 62 25 52 542 62 238 15 Minh Khôi1027724726025326

2.3.2 Nhận thức của cán bộ quản lý về nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học

CBQL các trường tiểu học là những người trực tiếp quản lý chỉ đạo thực hiện HĐDH ở trường tiểu học bởi vậy người CBQL trường tiểu học cần nắm vững những nội dung quản lý HĐDH một cách đúng đắn. Khi nghiên cứu vấn đề này tôi đã xây dựng câu hỏi: “Trong công tác quản lý HĐDH ở

trường tiểu học, đồng chí đã thực hiện các nội dung sau ứng với các mức độ nào?”; có 4 mức độ (tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu). Sau khi tổng hợp 36 ý kiến chúng tôi có được kết quả như sau:

Bảng 2.12: Kết quả nhận thức của CBQL về nội dung quản lý HĐDH ở trường tiểu học

TT Các nội dung quản lý HĐDH

Kết quả đạt được Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa ĐYC

1 Quản lý chương trình, kế hoạch dạy học 50% 41,7% 8,3% 0% 2 Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bải lên lớpcủa GV 66,7% 33,3% 0% 0%

3 Quản lý giờ lên lớp của GV 72,3% 27,7% 0% 0%

4 Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học 44,6% 38,8% 16,6% 0% 5 Quản lý về đổi mới phương pháp dạy học 55,6% 36,1% 8,3% 0% 6 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của HS 72,3% 27,7% 0% 0% 7 Quản lý hoạt động dự giờ của GV viên 72,3% 27,7% 0% 0% 8 Quản lý hoạt động bồi dưỡng và tự bồidưỡng của GV 41,6 50% 8,4% 0% 9 Quản lý kế hoạch, nội dung bồi dưỡng GV 50% 35,7% 14,3% 0%

10 Quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn 38,8% 50% 11,2% 0% 11 Quản lý việc nghiên cứu khoa học và ápdụng SKKN 38,8% 41,6% 19,6% 0%

12 Quản lý và đánh giá GV 58,3% 41,7% 0% 0%

Qua bảng trên, ta thấy các đơn vị đã thực hiện tương đối đồng bộ các nội dung quản lý HĐDH, nhiều nội dung Hiệu trưởng quản lý khá tốt như: Quản lý chương trình, quản lý soạn bài, quản lý dự giờ, quản lý và đánh giá GV. Tuy vậy một số nội dung quản lý hiệu quả chưa cao: Quản lý sử dụng thiết bị dạy học, Quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, quản lý việc nghiên cứu và áp dụng SKKN, quản lý nội dung bồi dưỡng GV và hoạt động tự bồi dưỡng của GV... Điều đó chứng tỏ đội ngũ Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều đồng chí nắm chưa vững nội dung quản lý HĐDH dẫn đến việc quản lý HĐDH ở một số trường chưa hiệu quả. Để giáo dục luôn thích ứng với xu thế của thời đại, cấp quản lý cần có biện pháp quản lý và bồi dưỡng tích cực để người Hiệu trưởng tiểu học phải là người giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ quản lý luôn năng động, sáng tạo trong các hoạt động có như vậy hiệu quả giáo dục ngày mới được nâng cao đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

2.3.3. Những khó khăn đối với người Hiệu trưởng trong quá trìnhquản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w