Thực hiện quản lý HĐDH thông qua các kế hoạch cụ thể và khoa học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 69)

14 Minh Nghĩa 10 27 12 62 25 52 542 62 238 15 Minh Khôi1027724726025326

3.2.2.Thực hiện quản lý HĐDH thông qua các kế hoạch cụ thể và khoa học

khoa học

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Một tập thể lao động, trong đó mọi người liên kết với nhau hoạt động thực hiện nhiệm vụ của tập thể mình và của bản thân mình. Nhiệm vụ cốt yếu của người quản lý là làm thế nào để biết được nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức, đó là chức năng kế hoạch hoá của nhà quản lý. Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, huy động các

nguồn lực, những điều kiện phương tiện cần thiết trong trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý.

Việc lập kế hoạch quản lý nói chung, quản lý HĐDH nói riêng không phải dựng lên một khung cảnh trường học thật hoàn mĩ để phô trương hình thức nhưng bất khả thi, hoặc làm qua loa đại khái cho xong việc hoặc để đối phó.

Lập kế hoạch quản lý HĐDH là để thiết kế một chương trình hành động tối ưu có thể quản lý được và huy động được mọi tiềm năng để thực hiện có hiệu quả cao nhất những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhất định của nhà trường, của hoạt động dạy và học của thầy và trò. Vì vậy việc lập kế hoạch quản lý, đặc biệt là kế hoạch quản lý HĐDH phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tế thật vững chắc và sử dụng những phương pháp thật khoa học thì kế hoạch mới có điều kiện khả thi và đạt hiệu quả tối ưu, duy trì kỷ cương, nề nếp dạy học và đảm bảo sự thích ứng của chế độ chính sách trong giáo dục và đào tạo đối với lao động sư phạm của giáo viên ở từng trường tiểu học.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

* Xây dựng kế hoạch quản lý HĐDH cần lưu ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch quản lý HĐDH bao gồm:

- Điều tra thực trạng các yếu tố hoạt động dạy học; xác định những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, thách thức.

- Các dự kiến về mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt tới. - Tiến độ về thời gian.

- Nội dung công việc gắn liền với HĐDH. - Người thực hiện và các điều kiện khả thi.

- Tổ chức chỉ đạo và điều hành từng nội dung công việc.

* Xây dựng các loại kế hoạch quản lý HĐDH đảm bảo tính khả thi cao: - Kế hoạch quản lý HĐDH trong kế hoạch tổng thể của năm học.

- Kế hoạch theo dõi, giám sát, kiểm tra việc quản lý HĐDH của PGD&ĐT đối với CBQL các trường tiểu học (gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn).

- Kế hoạch dạy học - giáo dục của từng giáo viên và các thành viên tham gia vào quá trình dạy học.

- Xây dựng thời khoá biểu lên lớp đảm bảo tính hợp lý vì đây cũng là một dạng kế hoạch đặc trưng của quản lý hoạt động sư phạm nói chung và dạy học nói riêng.

3.2.2.3. Cách tiến hành

- Xây dựng kế hoạch quản lý HĐDH của PGD&ĐT đảm bảo tính khoa học, chi tiết, cụ thể để điểu khiển HĐDH của các trường Tiểu học một cách toàn diện, cân đối, có trọng tâm và đạt được hiệu quả cao.

- Chỉ đạo các trường lập kế hoạch cụ thể về quản lý HĐDH trong kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch dạy học 2 buổi / ngày và thực hiện kế hoạch đó cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cả năm học. Riêng với kế hoạch dạy 2 buổi/ ngày, khi xây dựng chú ý đến đặc điểm của từng môn học, đặc điểm từng lớp học để xây dựng nội dung dạy học, phân công giáo viên và trách nhiệm cụ thể đối với giáo viên và tổ chức thực hiện hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học, nhất là dạy buổi 2.

- Chỉ đạo các trường hướng dẫn các tổ và giáo viên lập kế hoạch dạy học của tổ và của giáo viên trên cơ sở bám sát thực trạng và năng lực dạy học của từng giáo viên. Sắp xếp, phân công giáo viên giảng dạy các lớp phù hợp với trình độ, năng lực dạy học của giáo viên nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Chỉ đạo các trường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch dạy học, nâng cao trách nhiệm của CBQL, tổ trưởng chuyên môn và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm để giám sát việc thực thi các biện pháp quản lý HĐDH.

- Chỉ đạo các trường tăng cường kiểm tra bài soạn, đánh giá tiết lên lớp, việc kiểm tra đánh giá của giáo viên và kiểm định kết quả dạy học. Chú trọng đến dạy học nâng cao chất lượng buổi 2.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Công khai việc kế hoạch hoá công tác quản ký HĐDH, tác động đến nhận thức, hành động của mỗi CBQL và giáo viên để mọi người được bàn bạc, thống nhất các chỉ tiêu và đề ra các biện pháp thực hiện.

- Huy động được sức mạnh tổng hợp của mỗi cá nhân, các đơn vị, các tổ chức và các tập thể sư phạm trong các trường Tiểu học tham gia vào quản lý HĐDH một cách phù hợp.

- Thực hiện nghiêm túc sự phân cấp quản lý, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các nhà trường, của đội ngũ CBQL, tổ khối chuyên môn và giáo viên Tiểu học trong quản lý HĐDH.

- Thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, theo dõi và đôn đốc thực hiện kế hoạch, đồng thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch kịp thời để kế hoạch đảm bảo tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 69)