Đối với PGD&ĐT huyện Nông Cống

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 98 - 99)

1. Nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý

2.4.Đối với PGD&ĐT huyện Nông Cống

- Thực hiện tốt công tác dự báo, công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, giáo viên gắn với quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học của huyện. Chỉ đạo các trường phát hiện, giới thiệu cho phòng những giáo viên có phẩm chất đạo đức, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, năng lực và điều kiện làm công tác quản lý để phòng có kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng dự nguồn CBQL kế cận.

Đặc biệt quan tâm giới thiệu và tham mưu cho UBND huyện mạnh dạn đề bạt những CBQL trẻ.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của PGD&ĐT cũng như ở trường và trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở tiểu học (thành lập trang web, trao đổi và báo các qua mạng Internet...)

- Chỉ đạo thống nhất và đồng bộ các bộ phận chuyên môn tham gia quản lý trường học; Chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả quàn lý, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, để đánh giá đúng thực chất năng lực đội ngũ giáo viên, CBQL ở tất cả các trường, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, kịp thời. Thực hiện chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL đúng quy định.

- Tham mưu chủ động, tích cực với các cấp QLGD về tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, trang thiết bị, phương tiện dạy học và tạo dựng môi trường giáo dục đồng nhất, chú trọng đến các đơn vị chất lượng chưa đáp ứng để điều chỉnh, đề các giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 98 - 99)