Nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 64 - 66)

14 Minh Nghĩa 10 27 12 62 25 52 542 62 238 15 Minh Khôi1027724726025326

3.2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông

cầu của đổi mới giáo dục phổ thông

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

- Đổi mới giáo dục là chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước.

- Tác động làm thay đổi nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và CBQL, giúp CBQL cấp dưới và giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng, tính cần thiết và cấp bách của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông.

- CBQL, giáo viên có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông, trên cơ sở đó tác động từ nhận thức đến hành động để CBQL nâng cao công tác QL HĐDH, giáo viên không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

- Công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự đồng tâm, nhất trí, đoàn kết phấn đấu của cả đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Cho nên yêu cầu đổi mới đòi hỏi đặt ra những thay đổi trong nhận thức và hành động của họ, buộc họ phải điều chỉnh mọi hoạt động, đặc biệt là HĐDH. Điều này có thể gây trở ngại cho một số giáo viên, vì thế phải làm cho họ hiểu đúng, tạo niềm tin để dẫn đến thành công.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

- CBQL phải nhận rõ vai trò của mình trong việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông.

- Mục tiêu của việc đổi mới giáo dục phổ thông là “Xây dựng nội dung,

chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”

- CBQL cần nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chủ trương đổi mới công tác QLGD. Nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp QL để điều hành tốt các HĐDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

3.2.1.3. Cách tiến hành

Để thực hiện tốt giải pháp trên, CBQL trường tiểu học cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

+ Tham gia học tập đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới giáo dục phổ thông do BGD&ĐT, SGD&ĐT tổ chức để nắm được chủ trương, mục tiêu, yêu cầu cơ bản, điều kiện thực tế đổi mới.

+ Tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm đối với các CBQL đơn vị bạn để làm sáng tỏ các vấn đề còn vướng mắc khi thực hiện.

+ Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ QL.

+ Sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ các văn bản hướng dẫn về việc đổi mới giáo dục phổ thông.

+ Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu học tập của học sinh, khả năng về nguồn lực đáp ứng nhu cầu đó.

+ Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền cho giáo viên thấm nhuần tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông. Cung cấp các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện việc đổi mới giáo dục phổ thông cho giáo viên để họ nghiên cứu.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn để trao đổi, rút kinh nghiệm những vướng mắc trong quá trình thực hiện và đi đến thống nhất nội dung, cách thức tiến hành.

+ Nghị quyết 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII nêu: “Giáo viên

là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo và được xã hội tôn vinh”.

Ngành giáo dục đã đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, phương pháp QLGD. Đội ngũ nhà giáo cần nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong cơ quan về thực hiện đổi mới với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Vì vậy CBQL cần tạo động lực để giáo viên chủ động, tích cực, tự giác trong việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Có được đội ngũ giáo viên cốt cán nắm vững chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Các cấp QL cần tạo những điều kiện tốt nhất cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w