Nâng cao năng lực và chủ động trong tiếp cận nguồn vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 117 - 119)

II. Phân theo ngành

c) Về bảo vệ môi trường:

3.4.2. Nâng cao năng lực và chủ động trong tiếp cận nguồn vốn

- Năng cao năng lc cán b qun lý tài chinh:

Trên thực tế nhiều DNNVV có chỉ số kinh doanh – tài chính tốt nhưng rất lúng túng khi tiếp cận các dịch vụ tài chính do kiến thức và kỹ năng của những người cán bộ quản lý còn hạn chế. Do vậy, việc hỗ trợ tài chính cho các DNNVV của tỉnh còn nhiều hạn chế.

- Đa dng hóa các ngun huy động vn:

Việc hạn chế của các DNNVV trong việc huy động vốn hiện nay một phần do các DNNVV chủ yếu trông cậy vào việc vay vốn ngân hàng và huy động vốn thông qua gia đình và bạn bè thân thiết, phần quan trọng nữa là các DNNVV chưa biết cách khai thác đa dạng hoá các nguồn huy động vốn từ xã hội như: huy động vốn từ xã hội thông qua thị trường chứng khoán; tín dụng thương mại; cho thuê tài chính; các quỹ đầu tư mạo hiểm; các chương trình hỗ trợ của Nhà nước ... Hình thức và nguồn vốn lựa chọn để phát triển cụ thể đối với nhu cầu nguồn vốn cũng như loại hình sản xuất kinh doanh.

Để hỗ trợ và khai thác các nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài, trong thời gian tới các DNNVV cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ nắm và hiểu rõ tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà tổ chức tài chính cung ứng

100

Tăng cường năng lc ni ti ca doanh nghip:

Các chính sách phát triển DNNVV ở các nước không chỉ tập trung vào việc tạo ra các điều kiện và cơ hội thuận lợi cho DNNVV mà còn tập trung vào việc tăng năng lực nội tại của bản thân DN. Theo các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế thì động lực nội tại có một vai trò hết sức quan trọng. Do đó, muốn phát triển DNNVV một cách bền vững thì cần giúp các DN xây dựng và phát huy các năng lực nội tại của họ

Nâng cao năng lc, k năng tiếp cn các dch v cung cp vn ca ngân hàng:

Trong việc vay tiền, thực chất các doanh nghiệp đang đi tìm kiếm người tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Để người tài trợ có thể tin tưởng vào ý định cũng như khả năng hoàn trả vốn vay, doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau: chuẩn bị vay vốn, lựa chọn tổ chức tín dụng, chuẩn bị hồ sơ vay vốn, chuẩn bị phỏng vấn, chuẩn bị và hướng dẫn cán bộ tín dụng kiểm tra thực tế đối với doanh nghiệp, chuẩn bị và cung cấp tài liệu theo nội dung kiểm tra của tổ chức tín dụng, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, chuẩn bị cho việc kiểm tra sử dụng tiền vay của tổ chức tín dụng, trả nợ và xử lý nợ có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm. Mặc dù các ngân hàng luôn có các qui trình theo tiêu chuẩn để đánh giá khách hàng và thẩm định tín dụng, tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy việc các DNNVV có một thời gian dài sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng có nhiều thông tin hơn về doanh nghiệp để phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng sau này. Bên cạnh đó, hoạt động và phát triển của DNNVV gắn liền với uy tín của bản thân người chủ doanh nghiệp. Quá trình giao dịch với ngân hàng cũng phần nào giúp cho ngân hàng có thêm thông tin về uy tín và cung cách kinh doanh của người chủ doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố nêu trên có ảnh hưởng nhất định trong việc có hay không cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp, hay quyết định hạn mức tín dụng của doanh nghiệp.

Chđộng gii thiu nhu cu vn đến vi các ngun cung ng vn:

Các DNNVV cần phải chủ động tiếp cận các nguồn cung ứng vốn cho mình, muốn vậy các chủ doanh nghiệp phải thường xuyên tìm đến các tổ chức tài chính,

101

cung cấp các thông tin về nhu cầu vốn của mình cho họ, về các dự án sản xuất kinh doanh khả thi của mình và chứng tỏ mình là người có năng lực điều hành quản lý tốt và doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Những điều này sẽ thuyết phục cho các TCTC có cơ sở rót vốn đầu tư vào doanh nghiệp của mình.

- Tn dng ti đa các chính sách h tr vn ca nhà nước, ca tnh đối vi các DNNVV:

Hiện nay Chính phủ có đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho các DNNVV phát triển như: các chính sách hỗ trợ vốn, chính sách cho vay ưu đãi, chính sách thuế, hỗ trợ lãi suất cho vay vv… Vấn đề chính các DNNVV cần phải nắm bắt tốt các thông tin và biết tận dụng tối đa sự hỗ trợ của chính sách. Điều này đòi hỏi các DNNVV phải không ngừng nâng cao kiến thức quản lý cho các cán bộ quản lý tài chính của mình.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)