Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các DNN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 67 - 71)

II. Theo ngành

2.2.4.3. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các DNN

Trong thời gian, thực tế về khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là rất khiêm tốn mặc dù có nhiều nguồn, nhiều hình thức cung cấp vốn đã được triển khai ở tỉnh. Qua thu thập số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Quảng Trị cho thấy 74,82% DNNVV vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống NHTM, 20,61% là dựa vào huy động từ quan hệ gia đình, bạn bè chỉ có 3% là tiếp cận từ các nguồn khác mà chủ yếu là tín dụng thương mại như ứng vốn của đối tác, mua yếu tố đầu vào trả sau (Biểu đồ: 2.7).

Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng các nguồn huy động vốn

Nguồn: Kết quả tổng hợp của Ngân hàng nhà nước Quảng Trị tháng 10/2013

Nguồn vốn huy động từ hệ thống NHTM:

Các DNNVV huy động nguồn vốn vay có được thì 70% nguồn vốn vay này là từ NHTM, trong đó quy mô doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ này càng cao (doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ 64,68% trong khi doanh nghiệp vừa là 78,76%) (Bảng 2.13).

50

Bảng 2.13. Vốn huy động qua ngân hàng thương mại

ĐVT: Tỷ đồng Loại DN Tiêu chí Tổng Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Nợ phải trả 20.259,9 4.213,6 9.160,4 6.885,9 Vay NHTM 15.153,6 2.725,3 7.004,9 5.423,3 Tỷ lệ (%) 74,80 64,68 76,47 78,76

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Cục Thống kê Quảng Trị Tháng 12/2013

Kết quả này cho thấy đối với các doanh nghiệp có quy mô doanh nghiệp càng lớn, thì khả năng tiếp cận vốn từ hệ thống NHTM càng thuận lợi. Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có giá trị tài sản cao, hoạt động quản trị trong sản xuất kinh doanh càng bài bản, minh bạch và đây cũng chính là một trong những điều kiện mà hệ thống NHTM tin tưởng và có căn cứ trong quyết định cấp vốn.

Nguồn vốn từ các TCTC phi ngân hàng:

Tỷ trọng nguồn vốn huy động của các DNNVV thông qua các TCTC phi ngân hàng hiện nay trên địa bàn Quảng Trị không cao, chỉ ở mức 1,5% trong tổng nguồn vốn huy động khi thiếu vốn (Bảng 2.14).

Bảng 2.14. Vốn huy động qua tổ chức tài chính phi ngân hàng

ĐVT: Tỷ đồng

Loại DN Tiêu chí

Tổng nghiệp siêu Doanh

nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Nợ phải trả 20.259,9 4.213,6 9.160,4 6.885,9 Các TCTC phi ngân hàng 309,1 64,9 123,7 120,5 Tỷ lệ (%) 1,53 1,54 1,35 1,75

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Cục Thống kê Quảng Trị Tháng 12/2013

51

số nguyên nhân cơ bản sau:

Hoạt động của các TCTC phi ngân hàng hiện tại ở Quảng Trị chưa phổ biến. Các kênh vốn khác như phát hành chứng khoán, thuê hay đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng không đáng kể, đặc biệt loại hình cho thuê tài chính – một trong những kênh vốn cho đầu tư trang thiết bị, công nghệ thì chưa có doanh nghiệp nào sử dụng trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn cho mình, mặc dù tình trạng thiếu vốn, nhất là thiếu vốn cho đầu tư trang thiết bị công nghệ đang là tình trạng phổ biến, trong khi như đã thống kê ở trên, nguồn vốn vay dài hạn tài trợ cho nhu cầu này của doanh nghiệp thông qua hệ thống NHTM rất hạn chế.

Nguồn vốn từ bạn bè, người thân:

Nguồn vốn từ bạn bè người thân chiếm tỷ trọng trên 20% cơ cấu vay vốn của doanh nghiệp (Bảng 2.15). Mặc dù đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể chủ động trong huy động, nhanh chóng kịp thời ngay khi có nhu cầu, dễ tiếp cận do ít đòi hỏi những thủ tục nhưng nguồn vốn này không lớn khó đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, nhu cầu vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà thường chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt, cấp bách của doanh nghiệp và đôi khi các doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi suất chính thức.

Bảng 2.15. Vốn huy động vốn qua bạn bè người thân

ĐVT: Tỷ đồng Loại DN

Tiêu chí

Tổng nghiệp siêu Doanh

nhỏ

Doanh

nghiệp nhỏ nghiệp vừa Doanh

Nợ phải trả 20.259,9 4.213,6 9.160,4 6.885,9

Vay bạn bè, người thân 4.173,1 1.053,4 1.832,1 1.287,7

Tỷ lệ (%) 20,60 25,00 20,00 18,70

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Cục Thống kê Quảng Trị Tháng 12/2013

Nguồn vốn từ các nguồn ưu đãi:

52

chung mà nhất là các DNNVV, các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước hiện nay được cung ứng cho các doanh nghiệp thông qua các Quỹ hay từ các Chương trình hỗ trợ khác trong từng giai đoạn mà Nhà nước thực hiện. Các Quỹ này là các Tổ chức tài chính của nhà nước Việt Nam, được thành lập với mục đích cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp và từ các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất...tuy nhiên số lượng doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này không nhiều. Khảo sát cho thấy, chỉ hơn 7% doanh nghiệp được khảo sát cho biết là họ có tiếp cận được khoản vốn này, trong khi đó, 92,8% không thể tiếp cận được (Biểu đồ 2.8).

Biểu đồ: 2.8. Tình hình tiếp cận các khoản vay ưu đãi

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 12/2013

Nguồn vốn từ các nguồn khác:

Vốn huy động từ các nguồn khác hiện nay của các DNNVV trên địa bàn Quảng Trị phổ biến nhất là tín dụng thương mại và vốn chiếm dụng (vốn ứng trước từ đối tác, vốn được chậm thanh toán...), tuy nhiên tỷ trọng không cao, chỉ khoảng 3% cơ cấu nguồn vốn huy động của doanh nghiệp (Bảng 2.16).

Bảng 2.16. Vốn huy động qua các nguồn khác Loại DN Tiêu chí Tổng Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Nợ phải trả(Tỷ đồng) 20.259,9 4.213,6 9.160,4 6.885,9 Các nguồn khác (Tỷ đồng) 615,1 147,5 274,8 192,8 Tỷ lệ (%) 3,04 3,50 3,00 2,80

53

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 67 - 71)