Kinh nghiệm của Bình Dương

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 46 - 47)

d. Về công nghệ và đào tạo

1.3.3.2. Kinh nghiệm của Bình Dương

Trong những năm gần đây, Tỉnh Bình Dương có sự tăng trưởng kinh tế cao vào loại bậc nhất của cả nước; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996-2000 là 13,5%, năm 2005 tăng 15,4% so với năm 2004 và năm 2013 đạt 20,2%. Những thành tựu Bình Dương đạt được là nhờ sự đóng góp đáng kể của loại hình DNNVV (chiếm trên 97% tổng số DN của cả tỉnh).

Từ những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Bình Dương đã có nhiều chủ trương và chính sách thông thoáng nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực để phục vụ chiến lược phát triển của tỉnh với khẩu hiệu "Trải thảm đỏ mời khách đầu tư", tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, tập trung đầu mối xét và cấp giấy phép đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư với thủ tục nhanh, gọn, tạo điều kiện thuận lợi để các DN được tiếp xúc dễ dàng với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, để trình bày các khó khăn trong quá trình đầu tư và nhờ đó khó khăn được tháo gỡ kịp thời. Do đó, DNNVV ở Bình Dương có những đóng góp nổi bật sau:

- Đã phát huy tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống và nguồn vốn trong dân để phát triển kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho trên 100.000 lao động.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và ngân sách của tỉnh Bình Dương.

Nhìn thấy được tầm quan trọng của DNNVV cũng như những khó khăn mà các DNNVV gặp phải, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có sự quan tâm thích đáng đối với sự phát triển của DNNVV. Thực hiện chủ trương "đổi đất lấy kết cấu hạ tầng" vừa thu hút được vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa sử dụng đất có hiệu quả; hoạt động tín dụng thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế và của dân cư, kịp thời cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế để phát triển SXKD; hệ thống ngân hàng hướng vào phục vụ hoạt động kinh doanh của các DN, trong đó có DNNVV; quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển ưu tiên cho vay DNNVV ở nông thôn để sản xuất gốm, sứ, hàng mỹ nghệ, cho vay dự án sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ di dời các DN ra khỏi khu dân cư; hoạt động của ngành thuế với

29

mục tiêu không chỉ tăng nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn quan trọng hơn là kích thích phát triển SXKD của các DN, đặc biệt là các DNNVV,…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)