II. Phân theo ngành
2.2.7. Những đóng góp của các DNNVV cho kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
Nguồn thu ngân sách các DNNVV hiện nay chiếm tỷ trọng lớn, nhưng với tình hình hiện nay để có được nguồn thu này nhà nước cũng phải trợ cấp cho các DNNVV một số chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế TNDN, thuế GTGT hàng NK... Hơn nữa, kể từ khi gia nhập WTO thì việc trợ cấp này không thể duy trì và hệ quả nguồn thu từ các DNNVV sẽ khó được đảm bảo. Ngân sách nhà nước vì vậy phụ thuộc ngày càng nhiều vào các nguồn thu khác, trong đó đặc biệt là nguồn thu từ thuế do các DN đóng góp.
Trong thời gian qua, các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị càng ngày càng có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Theo báo cáo của Hiệp hội các DNNVV năm 2013 của tỉnh, tỉ lệ đóng góp của các DNNVV vào khoảng 65% GDP của tỉnh, đóng góp 39,5% thu ngân sách của địa phương. Hàng năm các DNNVV đã thu hút một số lượng lớn lao động của tỉnh trên 34.035 lao động, hàng năm giải quyết một lượng lớn lao động của tỉnh. Cụ thể, năm 2013 tổng số thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước là: 903.360 Triệu đồng chiếm 11,94% so với tổng thu ngân sách của tỉnh. Và các nguồn thu này chủ yếu dựa vào: Nguồn thu của Xổ số, Xăng dầu, Nhà máy sắn, thuế XNK, thuế TTĐB hàng NK, thuế GTGT hàng nhập khẩu…Với những nguồn thu chủ yếu này thì quá nhỏ bé và hạn hẹp, không tạo được tính bền vững lâu dài cho ngân sách địa phương. Vì vậy, để phát triển mạnh mẽ kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách tỉnh, nhà nước thì cần phải hỗ trợ các biện pháp, chính sách cho các DNNVV phát triển quyết liệt hơn nữa.
Tóm lại, Với các số liệu ở trên cho ta thấy tầm quan trọng to lớn của các DNNVV trong quá trình phát triển kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định kinh tế, xã hội và công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh nhà. Nhìn chung thực trạng của các DNNVV ở tỉnh Quảng Trị có thể khái quát qua vài nét
56
cơ bản sau:
Số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng lớn so với tổng số DN thuộc mọi thành phần kinh tế của Tỉnh. Với các chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần thì số lượng DN ngoài nhà nước tăng lên nhanh chóng, đồng thời số lượng DNNN cũng giảm tương ứng theo chính sách cổ phần hóa. Còn DN ngoài quốc danh chưa thực sự thu hút được các đối tác bên ngoài vào đầu tư cho tỉnh nhà. Đây là một thiệt hại của tỉnh. Vì vậy tỉnh cần chú trọng vào chính sách thu hút này.
Về số lượng DNNVV tăng lên ngày một lớn mạnh nhưng đóng góp cho ngân sách của tỉnh còn quá nhỏ bé chỉ chiếm 11,94% tổng thu ngân sách của tỉnh, chưa khai thác hết tiềm năng của các DNNVV.
Về lực lượng lao động trong các DNNVV thì tập trung phần đông vào ngành Công nghiệp và xây dựng, nhưng ngành nông, lâm, ngư nghiệp thì tỷ trọng lao động trong các DNNVV lại chiếm phần đa số so với toàn ngành của tỉnh. Chứng tỏ người dân đã có ý thức lao động tập thể, đoàn thể. Bời vì khi tham gia lao động trong các DN thì người lao động sẽ có nhiều quyền lợi cho chính mình như chế độ bảo hiểm, chế độ tai nạn lao động và một số chế độ khác…
Đối với vốn sản xuất kinh doanh thì tập trung chủ yếu vào các DN ngoài nhà nước. Các DNNN thì có xu hướng vốn giảm dần theo chiều hướng chuyển dịch cơ cấu sang cổ phần hóa. Còn DN ngoài quốc danh đầu tư với số vốn còn quá khiêm tốn và nhỏ bé. Vì vậy, tỉnh cần phải có những chính sách, biện pháp để mở cửa tạo sự tham gia gia nhập của các tổ chức kinh tế bên ngoài vào kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Doanh nghiệp trong tỉnh cọ xát với các DN ngoài quốc danh.
Hơn nữa, về trang thiết bị thì các DN ngoài nhà nước luôn quan tâm và đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều đơn vị vẫn sử dụng các công nghệ đã lỗi thời, nguyên nhân chính là do thiếu vốn và ngại đầu tư. Bên cạnh đó các DN ngoài quốc danh người ta cũng rất thận trọng khi tham gia đầu tư vào thị trường Quảng Trị nên các trang thiết bị công nghệ tiên tiến vẫn còn nhiều hạn chế. Người lao động trong tỉnh vẫn chưa thể tham gia và gia nhập những công nghệ mới, những công nghệ hiện đại và tiên tiến như
57
hiện nay được. Nguyên nhân chính là thị trường Quảng Trị chưa thực sự thu hút được những nhà đầu tư lớn, những nhà đầu tư mạnh vào thị trường Quảng Trị để kinh doanh. Vì vậy, tỉnh cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề này.
Về xuất nhập khẩu dường như thị trường Quảng Trị còn rất nhỏ bé, giá trị xuất khẩu tập trung vào những cây ngắn ngày mà thời tiết ở Quảng Trị thì quá khắc nghiệt nên kết quả kinh doanh xuất khẩu của những mặt hàng nông lâm thủy sản rất khó khăn và không ổn định, hiệu quả chưa cao.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI