d. Về công nghệ và đào tạo
1.3.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 1 Kinh nghiệm của Đà Nẵng
1.3.3.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (1997) đến nay, kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng đã ngày càng phát triển. GDP tạo ra từ khu vực này đã tăng từ 25,8% năm 1997 lên gần 35% năm 2005, 2013 đạt 40% và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 14%/năm. Vốn đăng ký của các doanh nghiệp khu vực tư nhân từ dưới 71 tỷ đồng (1997) đã lên tới gần 1.500 tỷ đồng năm 2013. Thu hút gần 100.000 lao động với thu nhập bình quân khoảng 2.000.000 đ/người/tháng.
Để kinh tế tư nhân (KTTN) mà chủ yếu là DNNVV phát triển và khẳng định vị trí trong nền kinh tế, theo tinh thần Nghị quyết của BCHTW khoá IX - TP Đà Nẵng đã triển khai một số giải pháp cụ thể sau:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn hàng năm, xác định chỉ tiêu hướng dẫn về sản xuất, dịch vụ, xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm, nộp ngân sách cho khu vực DNNVV và các giải pháp hỗ trợ.
- Cải thiện môi trường phát triển thuận lợi về tâm lý cho DNNVV, thực hiện bình đẵng, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Tổ chức các cuộc gặp gỡ, tọa đàm đối thoại giữa lãnh đạo Thành phố và các doanh nghiệp.
- Tạo cơ hội và khả năng cho các DNNVV tiếp cận các nguồn tín dụng. Nghiên cứu thành lập "Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở Đà Nẵng". Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong các quan hệ tiện dụng đối với các DN.
- Tạo điều kiện về mặt bằng SXKD cho các DNNVV. Các DN có dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả, nếu có nhu cầu về mặt bằng đều được giải quyết theo quy hoạch của Thành phố, theo phương thức thuê hoặc chuyển quyền sử dụng đất.
- Hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp: Thành phố hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán thống kê cho các DN.
28