Kinh nghiệm của Bắc Ninh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 47 - 49)

d. Về công nghệ và đào tạo

1.3.3.3. Kinh nghiệm của Bắc Ninh

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn giữ ở mức độ cao; bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,5% trong đó khu vực nông nghiệp tăng 6%; khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 22%; khu vực dịch vụ tăng 12,5 mỗi năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ bản tăng nhanh từ 23,7% năm 1997 lên 47,8% năm 2006 và 2013 tăng lên 50,5%; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 45% năm 1997 xuống còn 23,6% năm 2006 và 2013 còn lại là 20,5%.

Cũng như nhiều địa phương khác, DNNVV ở Bắc Ninh chiếm tỷ trong rất lớn trong tổng số DN của tỉnh, gần 97% số DN và công ty tư nhân, 93% DNNN địa phương, 100% HTX,… thuộc loại DNNVV và có mặt trong nhiều ngành nghề khác nhau .

Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, các cấp chính quyền từ tỉnh đến các huyện, xã đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho các DN nói chung, đặc biệt là các DNNVV khắc phục khó khăn và phát triển. Những nỗ lực đó thể hiện trên nhiều mặt:

- Trên cơ sở các luật và chính sách có liên quan đến hoạt động của các DN nói chung, DNNVV nói riêng được ban hành từ Trung ương như chính sách đất đai, chính sách vốn - tín dụng, chính sách thuế, chính sách đào tạo,… các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện tốt, tạo ra điều kiện, cơ hội thuận lợi nhất cho các DN phát triển như tạo điều kiện để các DN tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn, đất đai, mặt bằng sản xuất như cấp đất và cho thuê đất một cách thuận lợi cho các DN, xây dựng các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các khu tập trung cho các làng nghề, thực hiện cơ chế giá cả đền bù và cho thuê đất tương đối thông thoáng, chẳng hạn thực hiện phương châm "đền bù thì áp dụng giá cao, cho thuê thì áp dụng giá tối thiểu", hỗ trợ về vốn cho các DN dưới nhiều hình thức trong đó chú ý tới vấn đề tích tụ và tập trung vốn cho DN,…

30

- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ DNNVV của Hội đồng liên minh HTX; hình thành trung tâm tư vấn cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn cho các DN, đào tạo nghề cho các DN, tổ chức hội thảo, tổ chức các đoàn đi nghiên cứu kinh nghiệm và tìm thị trường,…

Tóm tắt chương 1

Qua việc nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về DNNVV và vai trò của nó đối với nền kinh tế. Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ tài chính trong việc phát triển DNNVV, những kinh nghiệm hỗ trợ tài chính cho các DNNVV phát triển của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm của một số địa phương trong nước nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đó, giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn thế nào là DNNVV, cũng như vai trò to lớn của nó đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình tồn tại và phát triển, DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn đó là vốn và công nghệ, trình độ quản lý… Vì vậy, để có thể hiểu rỏ hơn về tầm quan trọng của DNNVV, trong chương 2 tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về thực trạng hoạt động của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2009 – 2013, thực trạng các giải pháp hỗ trợ tài chính cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó.

31

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)