Xây dựng các chương trình, dự án cho vay tới các DNN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 125)

- Xác định cơ cấu vốn phù hợp phục vụ cho nhu cầu đặt ra, bao gồm tỷ lệ vốn tự có, vốn tín dụng từ nhà cung cấp hoặc thu tiền trước của khách hàng, thuê mua

3.5.3.Xây dựng các chương trình, dự án cho vay tới các DNN

c, Phát triển thị trường chứng khoán

3.5.3.Xây dựng các chương trình, dự án cho vay tới các DNN

Phát triển các DNNVV cả về lượng và chất được coi là nhiệm vụ chung của các tổ chức liên quan. Bên cạnh việc thiết lập ngân hàng chuyên phục vụ các DNNVV thì một giải pháp khác là xây dựng các chương trình, dự án cho vay tới các DNNVV. Hiện nay tại Việt nam có thể kể đến một số chương trình, dự án lớn, bao gồm: Dự án tín dụng nông thôn do WB tài trợ thông quan ngân hàng bán buôn là Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam và hệ thống các ngân hàng bán lẻ gồm các ngân hàng cổ phần. Dự án cho vay tới các DNNVV nông thôn; Dự án tài trợ DNNVV vốn vay ODA Nhật Bản thông qua JBIC; Quỹ phát triển DNNVV do EU tài trợ (SMEDF).

Một điểm chung của các chương trình, dự án trên là bên cạnh các khoản tín dụng thì các chương trình, dự án trên cũng cung cấp các hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực của các bên thụ hưởng tín dụng. Ngân sách cho các hoạt động này thường ở dưới dạng viện trợ không hoàn lại, còn bản thân nguồn ngân sách của các chương trình, dự án là vốn ODA. Một trong những giải pháp trong tương lai là xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án tương tự như trên. Giải pháp cụ thể cho việc nâng cao hiệu quả phải dựa trên việc phân loại đối tượng phục vụ. Việc tập hợp các DNNVV có những điểm tương đồng về hoạt động, mục đích sử dụng vốn vay... sẽ làm giảm gánh nặng cho công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự án này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 125)