I. TSP trên địa bàn
1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 23,8%
thủy sản: 23,8% 2. Công nghiệp, xây dựng: 37,9% 3. Thương mại, dịch vụ: 38,3%
Biểu đồ 2.2 và 2.3. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế năm 2009 và năm 2013
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
Từ khi luật doanh nghiệp có hiệu lực đã tạo động lực cho các DN, nhất là DNNVV phát triển nhanh. Các biện pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DN được thực hiện rất tích cực. Khu kinh tế mở như Khu thương mại Lao Bảo, Khu công nghiệp phía Nam Đông Hà, Khu công nghiệp Hải Lăng, Gio Linh…đã và đang xúc tiến mạnh công tác thu hút đầu tư. Đặc biệt là Khu kinh tế mở Lao Bảo được phép thực hiện cơ chế riêng đã tạo ra nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa trong và ngoài nước, kêu gọi đầu tư. Vai trò của DNNVV được ghi nhận và có nhiều tiến bộ, nhất là trong các ngành công nghiệp, khách sạn, nhà hàng. Kết quả đó được thể hiện như sau:
39
2.2.1. Thực trạng về số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm hàng năm
2.2.1.1. Phân theo khu vực và theo ngành kinh tế
Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Cục thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2012, 2013 ta có bảng số liệu như sau:
Bảng 2.4. Tổng hợp số lượng DNNVV qua 5 năm
Số lượng DNNVV 5 năm (DN) Bình quân
5 năm 2009 2010 2011 2012 2013 2009 2010 2011 2012 2013
I. Theo khu vực 1519 1630 1869 2069 2269 1.871,20
1. Khu vực nhà nước 26 23 22 21 21 22,60
2. Khu vực ngoài nhà nước 1486 1602 1842 2044 2243 1.843,40
3. K.vực có vốn ĐTNN 7 5 5 4 5 5,20
II. Theo ngành kinh tế 1519 1630 1869 2069 2269 1.871,20
1. Nông, lâm nghiệp và thủy
sản 278 278 293 297 303 289,80
2. Công nghiệp, xây dựng 502 548 610 641 681 596,40
3. Thương mại, dịch vụ 739 804 966 1131 1285 985,00
Nguồn: Niêm giám thống kê của tỉnh Quảng Trị năm 2012, 2013
Qua bảng trên cho ta thấy:
- Doanh nhiệp nhà nước năm 2013 có 21 DN, giảm tương ứng 19,23% so với năm 2009, nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức sắp xếp lại và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
- Doanh nghiệp ngoài Nhà nước năm 2013 là 2.243 DN, tăng 199 DN so với năm 2012, tăng bình quân 9,74%/ năm ( tăng 757 DN so với năm 2009).
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 5 DN, Số lượng này rất ít và hầu như chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy tỉnh Quảng Trị cần phải có các biện pháp và chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhiều hơn nữa các đối tác này.
40
Trong các ngành kinh tế, ngành công nghiệp (gồm CN khai thác quặng kim loại, khai khoáng một số vật liệu khác) có 22 DN, giảm 8,33%/năm, chủ yếu là ở khu vực ngoài nhà nước, Chứng tỏ các tiềm năng khai khoáng của tỉnh vẫn chưa được chú trọng và thu hút đầu tư. Còn ngành công nghiệp chế biến và chế tạo thì chủ yếu tập trung vào một số tiềm năng tự có tại địa phương như nhà máy sắn, chế biến sản phẩm từ cao su, các thiết bị linh kiện…Nhưng số lượng các DN còn rất nhỏ bé, không được đầu tư lớn. Ngành xây dựng có 451 DN, tăng bình quân 3,92%/năm, tăng 17 DN so năm 2012 (tăng 59 DN so với năm 2010) chủ yếu tập trung vào các DN nhỏ. Ngành thương nghiệp có 888 DN, chiếm tỷ trọng cao nhất (39,14%) trong tổng số DN của tỉnh. Còn kinh doanh bất động sản dường như đúng chững và người dân chưa có thói quen mua bán đất đai qua doanh nghiệp mà chủ yếu là truyền miệng và rao bán. Và đây cũng chính là tiềm năng trong tương lai cho các DN kinh doanh bất động sản đầu tư. Tóm lại, về số lượng DN thực tế qua các năm vẫn tăng nhưng tăng vẫn chậm chủ yếu tập trung vào thương mại và dịch vụ.
Quảng Trị là nơi gặp gỡ, giao thoa văn hóa các vùng miền trong nước, là tuyến lữa ác liệt trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong thế kỹ 20. Đây là cơ cở hình thành chương trình du lịch hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội" một thương hiệu nổi tiếng của Du lịch Quảng Trị. Cũng chính từ lợi thế, tiềm năng này Quảng Trị trở thành cầu nối quan trọng cho các chương trình du lịch nối tiếp "Con đường di sản miền Trung","Con đường huyền thoại" và các chương trình du lịch. Và hiện nay Quảng Trị có: 74 DN tăng 10,45%, doanh thu đạt 62.970 Triệu đồng và có 338.880 lượt khách trong nước đến tham quan và 21.220 khách quốc tế. Tuy nhiên, điểm du lịch vẫn chưa thực sự mạnh và có hiệu quả cao.
2.2.1.2. Phân theo huyện/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh
Số doanh nghiệp phân bổ không đồng điều giữa các địa phương trong tỉnh, chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng như: Thành phố Đông Hà, huyện Hướng Hóa, huyện Vĩnh Linh, huyện Gio Linh, huyện Triệu Phong, thị xã Quảng Trị,
41
Bảng 2.5. Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
ĐVT: Doanh nghiệp
Khu vực Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Đông Hà 663 712 833 920 1017 Quảng Trị 83 97 114 126 139 Vĩnh Linh 168 178 198 205 214 Hướng Hóa 184 186 224 269 303 Gio Linh 113 134 147 175 184 Đakrông 11 14 26 37 49 Cam Lộ 54 65 71 76 83 Triệu Phong 134 132 143 145 155 Hải Lăng 109 112 113 116 124 Cồn Cỏ - - - - 1 TỔNG SỐ 1519 1630 1869 2069 2269
Nguồn: Niêm giám thống kê của tỉnh Quảng Trị năm 2012, 2013
Như vậy, qua điều tra thực tế các DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 2.269 DNNVV, chiếm 99,05% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, sử dụng 34.035 lao động, (lao động nữ: 10.289 lao động chiếm 30,23% tổng lao động trong doanh nghiệp). Khu vực Thành phố Đông Hà có số lượng DN cao nhất: 1.017 Doanh nghiệp chiếm 44,82% so với toàn khu vực DNNVV trên địa bàn tỉnh, còn khu vực Miền núi Đakrông có số lượng DN thấp nhất 49 DN chiếm 2,16% so với toàn DNNVV của tỉnh. Vì vậy, cần phải có sự điều tiết và mở rộng phạm vi quy mô cho các DNNVV phát triển trên diện rộng của toàn tỉnh.
2.2.1.3. Phân loại theo ngành kinh tế và theo loại hình doanh nghiệp
DNNVV của tỉnh có thể được phân thành 3 nhóm ngành chính như sau: nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Kết quả điều tra cho kết quả như sau:
42
Bảng 2.6. Số Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2013 phân theo ngành kinh tế và theo loại hình doanh nghiệp
Ngành Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Tổng cộng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nông, lâm ngư
nghiệp 253 16,91 50 6,69 303 13,35 Công nghiệp, xây dựng 348 23,26 333 44,58 681 30,01 Thương mại, dịch vụ 895 59,83 364 48,73 26 100 1.285 56,63 Tổng 1.496 100 747 100, 26 100 2.269 100
Nguồn: Niêm giám thống kê của tỉnh Quảng Trị năm 2012, 2013
DNNVV có tỉ lệ chiếm nhiều nhất trong 3 ngành kể trên là ngành thương mại và dịch vụ với số lượng là 1.285 Doanh nghiệp với tỉ lệ chiếm khoảng 56,63%. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm một tỉ lệ tương đối cao trong toàn tỉnh là: 2.243 Doanh nghiệp chiếm 98,85%, doanh nghiệp có quy mô vừa chỉ chiếm 1,15%. Điều này cho thấy đây là một rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị nói chung và khó hướng tới một nền sản xuất lớn. Nguyên nhân là do khó khăn trong vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp bởi vì việc huy động vốn của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là rất khó khăn.
Sự phân bố các loại hình doanh nghiệp theo quy mô cũng không đồng đều. Các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ chiếm một tỉ lệ tương đối lớn 56,63%, tiếp đó là các doanh nghiệp về công nghiệp và xây dựng chiếm 30,01%, thấp nhất là loại hình doanh nghiệp nông-lâm-ngư nghiệp chỉ chiếm 13,35%.
Tỉ lệ các loại hình DNNVV nông-lâm-ngư nghiệp còn quá thấp điều này chứng tỏ tiềm năng của tỉnh Quảng Trị chưa được phát huy hết vì đây là một tỉnh có địa hình đa dạng bao gồm đồi, núi, đồng bằng và bãi biển có nhiều điều kiện phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp. Nhưng thực tế thì vẫn chưa được khai thác và đầu tư phát triển triệt để.
Các doanh nghiệp thương mại-dịch vụ chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong tổng số các loại hình doanh nghiệp nhưng chủ yếu đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (895
43
doanh nghiệp siêu nhỏ). Đây là loại hình doanh nghiệp không đòi hỏi vốn lớn phù hợp với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ.
2.2.2. Thực trạng về lao động: Nguồn nhân lực và năng lực quản lý điều hành hành
Chất lượng nguồn nhân lực: nguồn nhân lực của các DNNVV nhìn chung đều có chất lượng thấp phần lớn mới chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học, chưa qua các trường lớp đào tạo.
Về năng lực quản lý và điều hành: qua khảo sát các doanh nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, các chủ doanh nghiệp điều hành chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và mối quan hệ thân quen là chủ yếu. Phương pháp điều hành doanh nghiệp vẫn mang nặng tính gia đình, hầu hết các DNNVV hoạt động kinh doanh không có chiến lược cụ thể, mang tính nhất thời, không có tính năng động sáng tạo, tìm kiếm thị trường, thu hút khách hàng. Tất cả những điều này là lực cản cho các DNNVV phát triển và mở rộng kinh doanh.
Bảng 2.7. Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành năm 2013
Ngành kinh tế Số lượng lao động toàn
ngành Số lượng lao động tại các DNNVV Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành
1. Nông nghiệp, thủy
sản 4.629 4.269 92,22%
2. Công nghiệp, xây
dựng 34.952 18.043 51,62%
3. Thương mại, dịch
vụ 49.715 11.723 23,58%
Tổng cộng 89.296 34.035 38,11%
Nguồn: Niêm giám thống kê của tỉnh Quảng Trị năm 2013
Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành năm 2013