Thực trạng về tình hình xuất khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 72 - 73)

II. Phân theo ngành

2.2.6. Thực trạng về tình hình xuất khẩu

Bảng 2.18. Tình hình phát triển xuất khẩu của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2013

Năm 2010 2011 2012 2013

1. Tổng giá trị xuất khẩu (1.000 USD) 63.383,2 80.787,5 95.759,0 118.726,0

2. Chỉ số phát triển (%) 183,8 127,5 118,5 124,0

3. Một số mặt hàng XK chủ yếu (Tấn)

- Cao su 1.678,0 3.120,0 2.200,0 1.891,0

- Cà phê 2.708,0 1.650,0 2.740,0 2.586,0

- Tinh bột sắn 16.840,0 24.300,0 38.564,0 30.845,0

Nguồn: Niêm giám thống kê của tỉnh Quảng Trị năm 2013

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có chiều hướng tăng dần. Nhưng chủ yếu xuất khẩu sáng Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh thì tinh bột sắn có giá trị xuất khẩu lớn nhất chiếm tỷ trọng lớn của Quảng Trị. Sau đó là cà phê và cao su. Còn một số mặt hàng khác vẫn chưa tìm kiếm được thị trường, giá trị cây trồng vẫn chưa được nâng lên, tác động chậm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Nhìn chung thị trường xuất khẩu của tỉnh Quảng Trị còn nhiều yếu kém. Xuất khẩu chỉ tập trung vào một số mặt hàng lương thực là chính và phụ thuộc vào cây ngắn ngày. Như vậy, sẽ rất khó bền vững và ổn định thị trường. Bởi vì khí hậu và thời tiết ở

55

Quảng Trị rất khắc nghiệt. Còn một số mặt hàng công nghiệp, xây dựng và một số mặt hàng khác chưa được khai thác triệt để để tìm kiếm thị trường, tạo thu nhập, tăng kim ngạch xuất khẩu cũng nhu tăng nguồn thu ngoại tệ cho Quảng Trị.

Việc xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu của các DN trong tỉnh còn chậm và dường như chào bán theo kiểu thông thường, chưa đăng ký thương hiệu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)