II. Phân theo ngành
b. Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)
2.4.1. Đối với những giải pháp về vốn
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các Ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng trị gặp nhiều khó khăn, thể hiện ở chỗ Dư nợ cho vay đối với các DNNVV của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ đạt từ 31 – 35% so với tổng dư nợ cho vay (Bảng 2.21). Điều này do nguyên từ hai phía:
+ Về phía ngân hàng: Các điều kiện về năng lực tài chính, tài sản đảm bảo nợ vay rất chặt chẽ; các thủ tục cấp tín dụng liên quan đến nhiều ngành chưa được xử lý đồng bộ và kịp thời; công tác tư vấn lập phương án kinh doanh còn nhiều hạn chế,…
+ Về phía DNNVV: Năng lực tài chính thấp, thiếu phương án SXKD có hiệu quả; không đáp ứng đủ các điều kiện về tín dụng; khả năng quản trị, điều hành kinh doanh thấp, không coi trọng công tác kế toán, lập báo cáo kế toán thường là để đối phó,…
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV chưa được thành lập. Theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg “Ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV” Quỹ này cũng khó hình thành và hoạt động, bởi nguồn vốn của quỹ vẫn chưa được giải quyết. Khoản 1 Điều 4 của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV ban hành kèm theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg quy định vốn điều lệ của quỹ gồm: “a) Vốn cấp của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; b) Vốn góp của các tổ chức tín dụng; c) Vốn góp của các DN khác; d) Vốn góp của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ DNNVV”.
+ Quy định nêu trên không khả thi, bởi ngân sách của các địa phương cũng rất eo hẹp. Việc các TCTD góp vốn cho quỹ không dễ thành sự thật, bởi không có quy định nào của pháp luật buộc các TCTD phải góp vào quỹ này. Trong khi quỹ này lại hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên góp vốn vào quỹ không thể là một hoạt động kinh doanh của các TCTD. Bản thân các DNNVV - đối tượng đang thiếu vốn - sẽ không thể có vốn để góp vào quỹ.
68
+ Các DN lớn, không thuộc đối tượng được bảo lãnh, sẽ không tham gia, vì họ không được hưởng lợi gì (trừ trường hợp DN 100% vốn nhà nước phải thực hiện theo một mệnh lệnh hành chính - nếu có). Yêu cầu các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ DNNVV góp vốn là đúng về mặt lý thuyết, song sẽ không thể thực hiện được. Bởi, khó khăn về tài chính luôn là “căn bệnh kinh niên” của các tổ chức này.
- Việc huy động vốn thông qua hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Quảng Trị nói riêng còn chưa được phát triển, chủ yếu do 2 nguyên nhân cơ bản sau:
+ Nguyên nhân thứ nhất đó là còn bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật ví dụ như quy định: “Theo nguyên tắc, trụ sở công ty CTTC ở đâu thì đăng ký lưu hành phương tiện lần đầu tại địa bàn đó. Như vậy, đối với công ty CTTC có địa bàn hoạt động trên toàn quốc, sẽ có trường hợp công ty phải giao tài sản thuê cho khách hàng ở rất xa địa bàn đặt trụ sở của công ty. Nếu theo quy định, tài sản đó phải vận chuyển đến địa phương nơi đặt trụ sở của công ty để khám lưu hành. Điều này rất khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm tính thực tế của quy định”. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi phải có sự thay đổi quy định của nhà nước.
+ Nguyên nhân thứ hai: đó là do năng lực cán bộ tài chính của các công ty cho thuê tài chính còn hạn chế. Hoạt động kinh doanh theo hình thức cho thuê tài chính của các công ty CTTC có nhiều rủi ro, đòi hỏi năng lực của các cán bộ tài chính có khả năng thẩm định các dự án và lường trước được các rủi ro mà bên thuê tài chính đem lại.
- Thị trường chứng khoán cũng là một trong những giải pháp tốt để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV phát triển. Tuy nhiên, tại địa bàn tỉnh Quảng Trị thì hình thức này chưa được phát triển, nguyên nhân do các DNNVV chưa thực sự am hiểu về hình thức nay, hơn nữa trong thời gian qua, thị trường chức khoán Việt Nam sau một thời gian tăng trưởng nóng, thì nay thị trường này đã rơi vào thời kỳ trầm lắng.
69