Các chính sách về tổ chức chương trình hỗ trợ vốn cho các DN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 97 - 101)

II. Phân theo ngành

2.5.12.Các chính sách về tổ chức chương trình hỗ trợ vốn cho các DN

c. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các DNNVV chủ yếu tại KCN Nam Đông Hà

2.5.12.Các chính sách về tổ chức chương trình hỗ trợ vốn cho các DN

Cho đến nay, Chính phủ đã có nhiều biện pháp chính sách hỗ trợ cho các DNNVV về vốn và khả năng tiếp cận vốn. Nghị định số 56/2009 NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ đã định nghĩa rõ loại hình DNNVV, nêu những giải pháp hỗ trợ cũng như nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển DNNVV như: thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV, thành lập Uỷ ban xúc tiến DNNVV, thành lập Cục Phát triển DNNVV, Các quỹ hỗ trợ tài chính...

Ngoài ra, Chính phủ còn có các chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV như: Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực; Chương trình hỗ trợ kỹ thuật; Chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu; Chương trình hỗ trợ thông tin... Ước tính tổng kinh phí trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015 không bao gồm các chương trình đổi mới công nghệ là 1.130 tỷ đồng.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm khuyến khích các DNNVV phát triển, tuy nhiên điều đáng tiếc là ảnh hưởng của chính sách Chính phủ đối với cộng đồng DNNVV là chưa đáng kể, nhiều DNNVV chưa tận dụng được những lợi thế này.

Quỹ bảo lãnh tín dụng: là một trong những giải pháp của Chính phủ nhằm

tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV khi vay vốn phải có tài sản thế chấp. Ngày 20/12/2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng (QBLTD) hỗ trợ các DNNVV vay vốn ngân hàng. Trong

80

thực tế nhiều quy bảo lãnh tín dụng được thành lập cũng không muốn bảo lãnh cho các DNNVV vì khả năng trả nợ của các DN này cũng rất hạn chế.

Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV: được chủ trương thành lập theo Nghị định

56/2009 NĐ-CP nhằm tạo nguồn vốn đề ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay đối với các DNNVV. Mặc dù vậy, đến thời điểm này, quỹ hỗ trợ DNNVV cũng chưa được triển khai ở tỉnh Quảng Trị.

Hỗ trợ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu:

Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ, theo đó, các doanh nghiệp được cấp tín dụng ưu đãi khi đủ điều kiện nằm trong số 15 danh mục ngành nghề đầu tư. Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả thì có rất ít doanh nghiệp có dự án nằm trong danh mục (23% số dự án), còn lại chiếm tới 77% dự án không được cấp tín dụng ưu đãi điều này chứng tỏ chính sách tín dụng chưa nhắm đúng đối tượng các DNNVV. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân làm hạn chế sự giúp đỡ các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đó là:

- Thủ tục rườm rà, phức tạp, yêu cầu có tài sản thế chấp và phí môi giới để được hưởng khoản vay ưu đãi cao đã khiến các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nản lòng.

- Thêm vào đó, chính sách cung cấp ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn nhận ưu đãi là "chưa đủ minh bạch" và cũng "không được cập nhật một cách công khai". Có tới 53% số doanh nghiệp được hỏi đã trả lời rằng, họ không hề có thông tin về các khoản vay ưu đãi và không rõ thủ tục để được xin vay.

Trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực hàng năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 31

tháng 3 năm 2011 về hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; định kỳ tổ chức điều tra, khảo sát để nắm bắt được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó có cơ sở đổi mới nội dung, phương thức phù hợp yêu cầu nguồn nhân lực của các DNNVV.

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo

81

Chính phủ, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 tháng 2011). Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm; xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010). Hỗ trợ xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng và áp dụng quy trình quản lý, kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp; hỗ trợ triển khai các chương trình, hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ..

Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010). Hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp thuộc các ngành công nghệ cao.

Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2010). Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương; hướng dẫn doanh nghiệp khai thác thông tin về tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ, thông tin về sở hữu công nghiệp; trợ giúp doanh nghiệp thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.

Chương trình khuyến công quốc gia theo Quyết định số 136/2007/QĐ- TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012. Khuyến khích phát triển mạnh DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp, góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp nông thôn, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông

82

thôn

Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

Nghị định số 66/2006/N Đ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng có nhiều hỗ trợ cho phát triển DNNVV của Việt Nam như: Uỷ ban Châu Âu, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Công ty Tài chính Quốc tế và nhiều tổ chức phi Chính phủ khác...

Trong thời gian qua, nguồn vốn hỗ trợ từ những chương trình này đến được với hệ thống DDNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa nhiều, một mặt do các chính sách này chưa được địa phương triển khai trong thực tế do thiếu các văn bản hướng dẫn, một mặt các doanh nghiệp chưa nắm rõ và đầy đủ về các chương trình hỗ trợ nên chưa chuẩn bị các điều kiện để tiếp cận nguồn lực này.

Tóm tắt chương 2:

Trên cơ sở lý thuyết của chương 1 thì chương 2 đi sâu vào phân tích về thực

trạng hoạt động của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2009 – 2013, thực trạng các giải pháp hỗ trợ tài chính cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó, đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ tài chính đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Chương này làm cơ sở đề xuất giải pháp và kiến nghị được trình bày trong chương 3.

83

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 97 - 101)