Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 108 - 116)

II. Phân theo ngành

3.3.3.Một số giải pháp khác:

c) Về bảo vệ môi trường:

3.3.3.Một số giải pháp khác:

(1). Hỗ trợ các DNNVV từng bước xây dựng và nâng cao năng lực công nghệ

Nếu không có công nghệ tiên tiến, không làm chủ được công nghệ, không biết đổi mới và sáng tạo công nghệ, không biết quản trị công nghệ… thì chắc chắn các DNNVV sẽ thất bại trong cuộc đua cạnh tranh kể cả khi được hưởng các ưu đãi tối đa về đất đai, thuế và tài chính.

Cùng với “Luật chuyển giao công nghệ”, “Luật công nghệ cao”… trên các phương tiện thông tin đại chúng hai từ “công nghệ” được nhắc đi nhắc lại rất nhiều, nhưng giải pháp làm thế nào để hiểu, để quản trị và phát triển được các công nghệ và năng lực công nghệ cần thiết làm nền tảng cho DN cạnh tranh bền vững thì khó tìm thấy được. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải tiến hành tuyên truyền và đào tạo nhanh cho các nhà quản trị DNNVV về các kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể thực hiện tốt công tác quản trị công nghệ và đổi mới công nghệ. Công việc này chủ yếu

91

thuộc thẩm quyền và nhiệm vụ của Bộ KH-CN, các bộ liên quan, các sở KH-CN các tỉnh thành,VCCI, các hiệp hội ngành nghề, các trường đại học, cao đẳng…

(2). Đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức đào tạo miễn phí về các kỹ năng quản trị cho các chủ DN và nhà quản trị các cấp của DNNVV:

Với năng lực quản trị yếu kém, thì dù có cam kết cao đến mấy, các chủ DN và các DNNVV cũng không thể đảm bảo rằng các khoản ưu đãi hay hỗ trợ của Nhà nước về mặt bằng, thuế, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại… sẽ được sử dụng một cách hiệu quả và hiệu lực cho việc xây dựng và phát triển các năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều kiện đầu tiên của một nhà doanh nghiệp dân tộc là phải có năng lực và tình yêu với quê hương, đất nước. Vì vậy, các cơ quan và các hiệp hội có trách nhiệm đẩy mạnh tuyên truyền để các chủ DN hiện tại và tương lai sẽ khởi nghiệp và phát triển DN hiểu rằng cần phải học và tự học để có được một số kỹ năng cơ bản trước khi làm kinh doanh.

Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo đúng cách và yêu cầu đúng người đi học. Các nhà DN đã tham gia đào tạo hay tự học và tự thi lấy chứng chỉ của các cơ sở đào tạo có uy tín quốc gia mới có đủ điều kiện đầu tiên để được xét cứu trợ và hỗ trợ từ tiền ngân sách nhà nước.

(3). Các giải pháp về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh:

Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các DNNVV thiếu mặt bằng SXKD. Nhiều DN phải sử dụng chính nhà ở của chủ DN để làm trụ sở giao dịch, kinh doanh. Việc sử dụng nhà ở làm trụ sở giao dịch, SXKD thường gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của DN do diện tích chật hẹp, điều kiện và phương tiện làm việc không thuận lợi. Vì vậy, UBND tỉnh cần phải hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DNNVV có mặt bằng SXKD phù hợp:

- Ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, nhất là ngoài và trong các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, từ nhiều nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, vốn ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước.

- Có chính sách quy định về hoạt động của các khu công nghiệp dành riêng cho DNNVV. Cho phép khu vực DNNVV tư nhân được hưởng quyền lợi về sử dụng đất

92

đai như đối với DNNN, tạo điều kiện cho DNNVV mở rộng quan hệ liên kết, liên doanh và được phép sử dụng mặt bằng kinh doanh của các DNNN khi những DNNN không có nhu cầu sử dụng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh có khả năng mua quyền sử dụng đất hợp pháp và được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu xét thấy việc đó đúng với quy hoạch phát triển KTXH trong vùng; xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà theo Nghị định 60/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện khai thông các quan hệ giao dịch trên thị trường bất động sản, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn.

- Hỗ trợ các DNNVV có cơ sở sản xuất kinh doanh tránh gây ô nhiễm, di dời ra khỏi đô thị, khu dân cư thông qua việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển.

- Thống kê và thu hồi đất đang hoang hoá, sử dụng không đúng mục đích để tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê.

- Tiếp tục phát triển các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghệ tại TP Đông Hà, Huyện Hướng Hóa, Huyện Gio Linh,… nhằm hỗ trợ mặt bằng cho các DNNVV.

Nhằm khuyến khích các DN đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp vào thuê đất trong khu công nhiệp, Tỉnh cần áp dụng một số giải pháp cụ thể sau:

+ Áp dụng mức giá cho thuê đất thấp nhất trong khung giá do Chính phủ và Tỉnh quy định.

+ Đối với những DN đã thuê đất trong các KCN cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho DN; UBND Tỉnh bảo đảm đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và hỗ trợ cho các DN trong các KCN tập trung tiền đền bù giải phóng và xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào bằng vốn ngân sách.

+ Ưu tiên cho các DN đầu tư vào KCN vay vốn tín dụng đầu tư ưu đãi; nghiên cứu áp dụng một số chính sách miễn giảm thuế đầu tư kinh doanh trên đại bàn.

93

+ Phát triển thị trường bất động sản, hỗ trợ các DNNVV giải quyết mặt bằng kinh doanh, tiếp tục thành lập các trung tâm giao dịch bất động sản nhằm phát triển thị trường bất động sản. Từng bước hình thành thị trường đất đai và bất động sản, hình thành thị trường vốn, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của trung tâm địa ốc, các trung tâm môi giới dịch vụ cho vay, giao dịch thanh toán theo hướng chuyên nghiệp.

(4). Các chủ DNNVV cần chủ động lựa chọn và thực thi các giải pháp cơ bản để vượt qua khủng hoảng và phát triển theo hướng kết hợp đầu tư gắn với phát triển năng lực công nghệ và tài sản trí tuệ để có thể duy trì khả năng cạnh tranh bền vững

Mặc dù còn nhiều hạn chế về năng lực do điều kiện khởi nghiệp, do thiếu ưu đãi, chưa được đối xử công bằng… nhưng các DNNVV của Việt Nam vẫn đang phát triển và chắc chắn sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn. Chính vì vậy, trong khi tranh thủ tìm kiếm các nguồn lực như các DNNN đang khai thác, thì chủ DN nên bớt chút thời gian tìm hiểu về quản trị chiến lược và quản trị công nghệ, tìm cách học hỏi và từng bước vận dụng các quy trình quản trị công nghệ gắn với đổi mới và sáng tạo công nghệ để đảm bảo DN có một tương lai bền vững bằng các sản phẩm có thương hiệu địa phương, thương hiệu vùng hay thương hiệu quốc gia được phát triển và đổi mới liên tục trên nền tảng các năng lực công nghệ.

Các chủ DNNVV cần chủ động vận dụng các quy trình và công cụ quản trị kinh doanh để lựa chọn và thực thi các giải pháp phù hợp giúp DN vượt qua khủng hoảng và tiến tới phát triển bền vững. DNNVV cũng cần đặc biệt chú trọng tới các giải pháp nâng cao năng lực công nghệ và qua đó là phát triển các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh.

(5). Khuyến khích xuất khẩu bằng các chính sách phù hợp:

Tối đa hoá ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập WTO bao gồm việc đánh giá những ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu nhất, lựa chọn nhóm hàng ưu tiên, triển khai thực hiện hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2015 - 2020, gồm 02 nội dung chính sau:

94 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung 1: Đánh giá các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu và lựa chọn 04 nhóm hàng có khả năng cạnh tranh nhất, bao gồm:

- Lựa chọn nhóm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu;

- Lực chọn nhóm hàng có sức cạnh tranh nhất trong nhóm ngành hàng đã lựa chọn khi Việt Nam là thành viên WTO;

- Tiến hành quảng bá, tuyên truyền về các DNNVV đối với các nhóm hàng đã được lựa chọn;

- Nâng cao kiến thức về tiêu chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh nhóm hàng đã lựa chọn.

Nội dụng 2: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ 04 nhóm hàng đã được lựa chọn, gồm:

- Cung cấp dịch vụ dự báo công nghệ, đào tạo và tư vấn cho các DNNVV, hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khả năng cạnh tranh.

- Nâng cao năng lực cho các chuyên gia tư vấn, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo, dịch vụ phát triển kinh doanh…;

- Hỗ trợ phát triển liên kết ngành, doanh nghiệp;

Để chính sách thương mại, xuất nhập khẩu của Nhà nước phát huy được khả năng thế mạnh của các DNNVV, hướng nó vào góp phần thực hiện mục tiêu chung của hệ thống, phát huy khả năng và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển mạnh mẽ, ổn định đúng hướng. Cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

- Một là, cần thực hiện rộng rãi các chính sách để DNNVV tiếp cận thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, thuê gian hàng triển lãm. Riêng đối với DNNVV, lại càng cần khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, dù khối lượng và số ngoại tệ thu về ban đầu có thể chưa nhiều. Thời gian gần đây, một số hàng thủ công mỹ nghệ đã tìm được thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu khá nhanh, cần tạo thêm điều kiện thuận lợi để có thể xuất khẩu thêm nhiều sản phẩm loại này, khai thác tốt tiềm năng của ngành, nghề truyền thống.

95

- Hai là, đối với các DNNVV, việc hội nhập với kinh tế thế giới vừa là cơ hội, vừa là thách thức không nhỏ, nhưng nhiều DNNVV chưa sãn sàng. Đây là trách nhiệm của cả hai phía: các cơ quan chức năng cần giúp DNNVV nắm được thông tin, nâng cao hiểu biết về luật lệ thương mại quốc tế, khai thác thị trường phù hợp; các DN cần có chương trình đổi mới công nghệ, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng hàng hoá, trong đó chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000. Điều quan trọng là mỗi DNNVV tự đánh giá, nâng cao sức cạnh tranh bằng sự vươn lên của chính mình, tránh một chiều trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.

- Ba là, có chính sách cụ thể khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNNVV tham gia tích cực có hiệu quả vào việc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh cho các chủ DNNVV, cho phép các DNNVV sản xuất hàng xuất khẩu được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng và thuế quan như doanh nghiệp nhà nước.

- Bốn là, cần có các chính sách rõ ràng về bảo vệ bản quyền và nhãn hiệu thương mại của các DNNVV. Chống hàng giả, buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại. Đơn giản hoá các thủ tục đăng ký và công nhận bản quyền hoặc nhãn mác hàng hoá, giảm thời gian chờ đợi và chi phí không cần thiết cho DN, thông tin rõ ràng cho DN về quy trình đăng ký quyền và sở hữu công nghiệp.

- Năm là, có chính sách hợp lý trong việc bảo hộ có thời hạn các sản phẩm do DNNVV trong nước sản xuất góp phần tích cực vào việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu.

- Sáu là, cải tổ việc tiếp cận thị trường thế giới bằng việc hạ thấp hàng rào thuế quan so với các nước tương ướng trong khu vực và đơn giản hoá các thủ tục hải quan.

- Bảy là, tạo lập khung pháp lý rõ ràng và ổn định cho việc thương hiệu các hoạt động thương mại trên thị trường. Triển khai nghiêm túc luật thương mại, đảm bảo cho các DN, các thành phần kinh tế được hoạt động trên một sân chơi bình đẳng.

- Tám là, có chính sách ưu đãi hợp lý đối với các DN nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ SXKD. Cần có chế độ thuế riêng cho các loại DN nhập khẩu để sản xuất và nhập khẩu mạng tính thương mại.

96

Việc giải quyết vấn đề về thương mại trong phát triển DNNVV ở Tỉnh Quảng Trị cần gắn bó chặt chẽ với sản xuất định hướng, thúc đẩy sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ trên cơ sở phân công hợp lý giữa xúc tiến thương mại của Trung ương với xúc tiến thương mại của Tỉnh. Tập trung hỗ trợ xây dựng một số thương hiệu nổi tiếng của Tỉnh Quảng Trị (Tiêu, cao su, chè vằng, …) và đăng ký thương hiệu ở trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện các dự án phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, phát triển hệ thống siêu thị và khuyến khích DNNVV tổ chức mạng lưới phân phối hàng rộng khắp trong địa bàn Tỉnh. Khuyến khích các DNNVV thành lập các hiệp hội tiêu dùng, hiệp hội tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ DNNVV quảng cáo, xây dựng thương hiệu, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện và môi trường tốt để các DN các hãng lớn ở trong nước và ngoài nước mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở các huyện để tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận, tăng cường hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước thúc đẩy hợp tác giữa các DN, tạo điều kiện cho DN mở rộng thị trường phát triển kinh doanh.

Khuyến khích phát triển các DN ở các ngành mũi nhọn có lợi thế của tỉnh như: Du lịch, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp giày gia, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm.... phân bổ các nhà máy về khu vực nông thôn góp phần đấy mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn.

Hình thành quỹ đầu tư phát triển của tỉnh. Các DN cần có chiến lược đầu tư đúng đắn, phù hợp với khả năng tài chính và quản lý của mình, nhưng phải chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Hình thành một số trung tâm thương mại, thương mại du lịch ở các vùng kinh tế trọng điểm, cửa khẩu. Tăng cường liên doanh, liên kết tham gia triển lãm trong nước và quốc tế nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.

Các DN kinh doanh du lịch cần tích cực khai thác khách du lịch quốc tế, mở rộng liên kết với các đơn vị lữ hành. Tăng cường khai thác khách nội địa, phát triển

97

quan hệ về du lịch giữa Quảng Trị với các tỉnh, thành phố với các hình thức liên kết thích hợp.

(6). Hỗ trợ thành lập các tổ chức đại diện, các câu lạc bộ,vườn ươm doanh nghiệp:

Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV, kế hoạch hành động và lộ trình thực hiện; phối hợp với các Bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ phát triển DNNVV tại điạ phương; bố trí nhân lực, ngân sách hàng năm đảm bảo thực hiện kế hoạch tại tỉnh.

Thành lập Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh trực thuộc ủy ban nhân dân, do Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 108 - 116)