Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 126 - 127)

- Xác định cơ cấu vốn phù hợp phục vụ cho nhu cầu đặt ra, bao gồm tỷ lệ vốn tự có, vốn tín dụng từ nhà cung cấp hoặc thu tiền trước của khách hàng, thuê mua

3.6.2.Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn

c, Phát triển thị trường chứng khoán

3.6.2.Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn vốn

Do yếu thế về quy mô nên các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn. Để hỗ trợ các doanh nghiệp này cần đẩy nhanh việc pháp lý hóa các tài sản của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về tài sản trong các giao dịch tài chính. Sớm hình thành quỹ đầu tư vốn hoặc đầu tư mạo hiểm của tỉnh từ nhiều nguồn khác nhau như ngân sách Nhà nước, đầu tư nước ngoài, từ các doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính, ... Những giải pháp cần thực hiện trong lĩnh vực này là:

Thực hiện các biện pháp khuyến khích thúc đẩy phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho DNNVV đa dạng hóa nguồn lực từ xã hội thông qua thi trường vốn và thông qua quỹ đầu tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Mở rộng nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển Việt Nam và các Ngân hàng thương mại Nhà nước

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý. Trước mắt, đề nghị tập trung vào các vấn đề sau: Sớm xây dựng đề án cụ thể của địa phương triển khai thực hiện Nghị định 56/ CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ

109

ban hành các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó trọng tâm là sớm xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh

Triển khai mô hình cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh khả thi. Mở rộng hình thức cho vay thế chấp bằng sản phẩm của các doanh nghiệp.

Rà xét, đánh giá để có biện pháp mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV của Ngân hàng phát triển Việt Nam và của các Quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phương.

Có biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho DNNVV như: Giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn nợ cho doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng cho vay mới, nâng hạn mức tín dụng, nâng mức cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp, nâng mức vay…nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, khôi phục phát triển sản xuất kinh doanh.

Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp Xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực cho các DNNVV.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 126 - 127)