BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2009-

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 49 - 54)

2.1. KHÁI LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG

TRỊ

Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ - Việt Nam; kéo dài từ 160 độ 18’ - 170 độ 10’ vĩ Bắc và 106 độ 32’-107 độ 24’ kinh độ Đông.

Đi từ Bắc vào Nam Quảng Trị nằm ở đoạn thắt, có thể được ví như điểm tỳ vai của chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu của một giang san hùng vĩ hình chữ S. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, với địa danh nổi tiếng Động Phong Nha- Kẽ Bàng, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế với những lăng tẩm và di tích của một thời cố đô nhà Nguyễn. Phía Tây giáp các tỉnh Savannakhet, Saravan của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Hình thể Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển lớn.

Tổng diện tích tự nhiên Quảng Trị (theo điều tra năm 2005) là 474.414,87 ha. Tài nguyên khoáng sản Quảng Trị tương đối đa dạng; đến cuối năm 2000 đã đánh giá, thống kê được trên 74 mỏ, đới quặng, điểm khoáng sản.

Khí hậu Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc- Nam. Theo tính toán lý thuyết mạng lưới sông ngòi Quảng Trị có thể cung cấp nguồn điện năng khoảng 3 tỷ kw/h. Trong đó có công trình thuỷ điện, thuỷ lợi Quảng Trị nằm trên sông Rào Quán. Quảng Trị có quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên Việt đi qua; có Quốc lộ 9 xuyên Á, có cảng Cửa Việt (Gio Linh); bãi tắm Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), bãi tắm Cửa Tùng, trong đó, bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là "N hoàng ca nhng bãi tm"; có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay. Đặc biệt từ năm 1999, Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đầu tư xây dựng thành Trung tâm Kinh tế Thương mại, đặc biệt. Cách bờ biển Mũi Lay (Vĩnh Linh) khoảng

30 km là Đảo Cồn Cỏ rộng 4 km2, được coi là hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc với

32

gần trở thành huyện đảo du lịch. Quảng Trị là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá.

Tổng số dân tỉnh Quảng Trị vào cuối năm 2005 vào khoảng 63 vạn; trong đó, người Kinh chiếm trên 90% dân số, tiếp đến là người Vân Kiều, Pa Cô và một số dân tộc khác như: Hoa, Mường, Tày, Thái, Cà Tu, Ba Na, Ê Đê, Nùng, Stiêng, Xêđăng, Dao. Dân số Quảng Trị thuộc loại trẻ, khá dồi dào; trình độ tay nghề, chất lượng đào tạo được nâng cao.

Quá trình hội nhập, Quảng Trị có lợi thế nằm ở vị trí đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây nối với các nước Lào, Thái Lan, Myanma...

qua cửa khẩu Lao Bảo; là điểm giữa của "Con đường di sn min Trung" và "Con

đường huyn thoi". Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động, cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào hùng, để lại nhiều di tích lịch sử vô cùng quý giá như: Địa đạo Vịnh Mốc, chiến khu Ba Lòng, Thành Cổ Quảng Trị, Sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo... Quảng Trị còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Trằm Trà Lộc, Rú Lịnh, suối nước nóng Klu, thác Ồ Ồ....

Chính các yếu tố này là điều kiện thuận lợi mời gọi du khách trong nước cũng như ngoài nước đến với những điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn và kỳ bí trên dãi đất miền Trung huyền thoại.

Quảng Trị gần trung tầm đào tạo nhân lực Miền Trung: Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quảng Bình. Trên địa bàn tỉnh có Phân hiệu Đại học Huế, trường Cao đẳng sư phạm, trường THCN, trường TH tư thục Mai Lĩnh, trường đạo tào nghề và có mối liên hệ đào tạo chặt chẽ với các trung tâm đào tạo nghề lớn của Quốc gia. Đây chinh là những nơi đào tạo ra nguồn nhận lực dồi dào và chất lượng của tỉnh Quảng Trị cung cấp cho các KCN, KKT.

Quảng trị có cơ cấu dân số trẻ (Vì phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 37,9%). Năm 2011 toàn tỉnh có 319.211 người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 53,08% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 4.000-5.000 người. Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên chiếm 38% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm

33

7,1%; trung học chuyên nghiệp 5,5%; công nhân kỹ thuật có bằng 3,6%, công nhân kỹ thuật không bằng 20,3%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 1,5%). Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiếm tỷ lệ 54,53%), lao động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao động xã hội.

Quảng Trị có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng. Đáng chú ý là nguồn đá vôi có trữ lượng lớn thích hợp cho sự phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là xi măng và đá xây dựng. Bên cạnh đó, các loại đất sét phận bổ hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh, thích hợp cho sản xuất gạch ngói với số lượng lớn; Quặng sa khoáng Titan ở bờ biển Vĩnh Linh, Gio Linh đang được đầu tư khai thác, chế biến xuất khẩu; Cát ở Nam và Bắc cửa Việt có trữ lượng lớn, hàm lượng silic cao, có thể khai thác để sản xuất kính và các sản phẩm thuỷ tinh cao cấp; Nước khoáng thiên nhiên phân bổ dọc đường 9 ở vùng Đakrông có chất lượng tốt phục vụ cho việc sản xuất nước khoáng tự nhiên và xây dựng khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

Trong nông nghiệp, Quảng Trị đặc biệt chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và vùng chuyên canh như lạc, đậu xanh, vừng, mía và có khả năng phát triển trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chế biến nông sản;

Quảng trị có trên 30.000 ha đất đỏ bazan phù hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, chú trọng phát triển cây cao su, cà phê và hồ tiêu là những thế mạnh của tỉnh, Sản lượng khai thác cao su hàng năm có thể đạt 13.000- 14.000 tấn, Sản lượng cà phê 5.500- 6.000 tấn, Sản lượng hồ tiêu 1.600- 1.800 tấn... là nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao cho đầu tư công nghiệp chế biến xuất khẩu;

Đồng thời, có 101.467,76 ha rừng tự nhiên, 48.345,21 ha rừng trồng, trữ lượng

7,5 triệu m3 gỗ, còn lại đất lâm nghiệp chưa có rừng là 200.000 ha (chiếm 42,6% diện

tích đất tự nhiên) là điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển vùng nguyên liệu lâm nghiệp, các ngành công nghiệp gỗ, giấy...

Với 75 km bờ biển và một ngư trường rộng lớn trên 8.400 km2 có nhiều loại hải

sản có giá trị kinh tế cao như: Tôm hùm, mực nang, cá cam, cá thu, hải sâm... trữ lượng hải sản có khoảng 100.000 - 150.000 tấn, hàng năm có thể khai thác 25.000 - 35.000 tấn. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản ở Quảng Trị là một lợi thế có nhiều triển

34

vọng, có thể phát triển diện tích nuôi trồng hiện nay 3.062 ha lên tới 6.500 ha vào năm 2020. Ngoài ra, Quảng trị còn có khả năng phát triển chăn nuôi lên ngành sản xuất chính. Có thể khẳng định, Quảng Trị có nguồn nguyên liệu tiềm năng phù hợp cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản.

Bàng 2.1. Tổng sản phẩm GDP của tỉnh Quảng Trị phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2009 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Phân theo ngành

kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 2.473.022 2.562.982 2.645.175 2.785.791 2.878.606

2. Công nghiệp, xây

dựng 2.955.894 3.486.413 3.986.081 4.262.501 4.597.999

3. Thương mại, dịch

vụ 3.202.497 3.493.335 3.819.200 4.141.488 4.484.321

TSP trên đại bàn

(GDP): 8.631.413 9.542.730 10.450.456 11.189.780 11.960.926

Nguồn: Niêm giám thống kê của tỉnh Quảng Trị năm 2012, 2013

Nhìn chung tổng sản phẩm GDP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phân theo ngành kinh tế tăng dần đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó, Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản biến động tăng đều từ 82.193 triệu đồng tăng lên 140.616 triệu đồng tương ứng qua các năm. Và ngành Công nghiệp, xây dựng cũng tăng tương ứng cụ thể năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 530.519 triệu đồng, tương ứng mức tăng là 17,95% và năm 2011, 2012 mặc dù vẫn tăng nhưng mức tăng lại chậm hơn nhiều so với năm 2009 cụ thể 2011 tăng so với 2010 là 499.668 triệu đồng (tương ứng tăng 14,33%) và năm 2012/2011 tăng 6,93 %. Điều này cũng phù hợp chung với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Vì năm 2011 và năm 2012 là những năm mà ngành xây dựng đều đi xuống do giảm đầu tư công, cũng như Nghị quyết 11 của chính phủ ban hành, đến năm 2013 thì tăng lên là 7,87%. Tuy nhiên mức tăng ở đây vẫn ở dạng cầm chừng chưa đạt điểm cao. Còn ngành thương mại, dịch vụ tăng ổn định qua các năm cụ thể: năm 2010 tăng so với 2009 là 290.838 triệu đồng tương ứng tăng 9,08% và năm 2013 tăng so với năm 2012 là 8,28% tương ứng tăng 342.833 triệu đồng. Đây là ngành có tiềm năng ổn định và tạo thu nhập cho người lao

35

động vì vậy, cần phải có chính sách để thu hút khách hàng và khuyến khích các DNNVV phát triển mạnh hơn nữa.

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Trị qua 5 năm (2009- 2013) phân theo ngành kinh tế

ĐVT: % Phân theo ngành Phân theo ngành

kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 2,2 3,6 3,2 5,3 3,3

2. Công nghiệp, xây

dựng 17,6 17,9 14,3 6,9 7,9

3. Thương mại, dịch

vụ 7,7 9,1 9,3 8,4 8,3

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế GDP 9,2 10,6 9,5 7,1 6,9

Nguồn: Niêm giám thống kê của tỉnh Quảng Trị năm 2012, 2013

Như vậy, qua bảng số liệu trên cho ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2009 - 2013 biến động tăng giảm liên tục. Trong đó, ngành Công nghiệp và xây dựng là có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao từ 17,6% năm 2009 tăng 17,9 % (2010) và giảm dần từ 2011-2013 và thấp nhất vào năm 2012 là 6,9%. Năm 2010 GDP đạt cao nhất là 10,6% và thấp nhất là năm 2013: 6,9%. Và ngành thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP từ 7,7% (2009) đến 2013 đạt là 8,3%. Còn ngành có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất là Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt từ 2,2% (2009) lên 3,3% năm 2013.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP

0 2 4 6 8 10 12 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP

36

Với biểu đồ trên cho ta thấy rất rỏ tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của tỉnh Quảng Trị đạt cao nhất vào năm 2010 (10,6%), sau đó giảm dần từ 2011-2013 và năm 2013 đạt thấp nhất là 6,9%. Như vậy, sự đóng góp GDP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có xu hướng giảm dần từ năm 2011 - 2013. Điều này cho thấy bàn tay vô hình của Chính phủ, các chính sách cắt giảm đầu tư công của Chính phủ đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Bảng 2.3. Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2009-2013

Phân theo ngành kinh tế 2009 2010 2011 2012 2013

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP hỗ TRỢ tài CHÍNH đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG TRỊ đến năm 2020 (Trang 49 - 54)