Lắp đặt và vận hành thử

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN (Trang 79 - 81)

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1.2.Lắp đặt và vận hành thử

c) Kết quả mô hình phát triển năm 2009

4.2.1.2.Lắp đặt và vận hành thử

Cấu tạo của máy bóc tách ruột quả bao gồm 3 bộ phận chính: thứ nhất là băng tải tiếp liệu, thứ 2 là máy cắt lát quả lạc tiên, thứ 3 là máy chà tách ruột quả. Chúng tôi đã tiến hành lắp đặt máy vào khu vực đặt máy trích ép quả dứa của dây chuyền nước dứa cô đặc. Tận dụng toàn bộ hệ thống băng tải tiếp liệu, bồn ngâm, máy rửa bàn chải của dây chuyền nước dứa cô đặc để rửa quả lạc tiên. Sử dụng toàn bộ bơm bitton và bồn chứa sẵn có của dây chuyền nước dứa cô đặc để bơm ruột quả sau máy tách ruột lên máy chà và bơm dịch quả sau máy chà vào công đoạn tiếp theọ Chúng tôi mua mới 02 vít tải và tận dụng một số vít tải của dây chuyền cô đặc để đưa vỏ quả ra ngoài silọ Toàn bộ quá trình sơ chế quả hoàn toàn tự động từ nạp liệụ Kết quả chạy thử máy được thể hiện tại bảng 4.20:

- 80 -

Bảng 4.20:Kết quả nghiệm thu chạy thử máy bóc tách ruột và chà tách hạt

Stt Danh mục ĐVT Kết quả Ghi chú

1 Nguyên liệu Kg 10.260

3 Thời gian làm việc Giờ 3,8

4 Năng suất bình quân Kg/giờ 2.631

5 Ruột quả (cả hạt) Kg 5.190 50,6% Nguyên liệu

6 Dịch quả Kg 3.651 35,6% Nguyên liệu

7 Nhân công Công 7

8 Điện năng tiêu tốn Kw/giờ 9,7

9 Nước tiêu tốn M3/giờ 9

Qua kết quả chạy bóc tách ruột và chà tách hạt bằng máy chúng tôi so sánh với phương pháp nạo quả thủ công thì hiệu suất thu hồi dịch quả của phương pháp bóc máy cao hơn so với nạo taỵ Và nếu so sánh 01 máy với 100 lao động nạo thu công thì thời gian bóc tách ruột, chi phí nhân công, chi phí nước thấp hơn nhiềụ Kết quả so sánh được thể hiện ở Bảng 4.21:

Bảng 4.21: So sánh hiệu quả giữa sử dụng 01 máy bóc tách ruột quả và chà tách hạt so với 100 lao động nạo ruột thủ công

TT

Danh mục ĐVT Máy Thủ công So sánh

M/TC (%)

1 Hiệu suất thu hồi dịch quả

% 35,6 34,2 104,1

2 Thời gian làm việc Giờ 0,38 0,88 43,2

2 Chi phí lao động cho 1 tấn nguyên liệu

Công 0,68 16,5 4,1

4 Chi phí điện năng cho 1 tấn nguyên liệu

Kw 3,7 3,0 123,3

5 Chi phí nước cho 1 tấn nguyên liệu

- 81 - Qua bảng 4.21 chúng ta thấy:

- Về hiệu quả kinh tế: Phương pháp bóc vỏ bằng máy tăng hiệu suất thu hồi dịch quả lên 4,1%, giảm 95,9% chi phí lao động và 41,1% chi phí nước.

- Việc sử dụng máy bóc tách ruột tự động và chà tách hạt đã tận dụng tối đa được các thiết bị trên dây chuyền cô đặc như: Tận dụng hệ thống rửa quả (theo tiêu chuẩn Châu Âu), hệ thống bơm dịch, vít tải… không phải mất thêm tiền đầu tư các thiết bị này, mặt khác chất lượng rửa nguyên liệu rất đảm bảọ

- Sử dụng máy bóc tách ruột quả rút ngắn thời gian sơ chế, năng suất làm việc cao, đáp ứng được công suất tối thiểu của dây chuyền nước dứa cô đặc. Mặt khác, nếu dùng phương pháp thủ công sẽ mất nhiều thời gian để gom đủ lượng ruột quả công nhân nạo bằng tay mới có thể vận hành dây chuyền sản xuất. Do thời gian lưu trữ ruột quả lâu nên dễ bị nhiễm vi sinh vật, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN (Trang 79 - 81)