Quy trình thâm canh cây lạc tiên đã được hoàn thiện

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN (Trang 60 - 71)

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.2.2.Quy trình thâm canh cây lạc tiên đã được hoàn thiện

g) Thu hái và bảo quản

4.1.2.2.Quy trình thâm canh cây lạc tiên đã được hoàn thiện

a) Giống

* Yêu cầu sinh thái: Cây lạc tiên sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 18-300C, độ ẩm không khí 75-85%, tốt nhất là khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Cây lạc tiên sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình 1600mm trở lên nhưng phân bố đều trong năm. Trong thời kì ra hoa có trái ít gặp gió bãọ Lạc tiên sinh trưởng kém khi nhiệt độ thấp dưới 120C và trên 38 0C, nhiệt độ cao, hoặc thấp hoa không có. Cây lạc tiên ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ, giầu mùn, tơi xốp dễ thoát nước. Không trồng lạc tiên trên đất thấp, đất dễ bị úng, đất phèn khó thoát nước.

* Các giống lạc tiên:

- Trên thế giới cây lạc tiên có nhiều giống khác nhau, tại Việt Nam hiện có các giống sau đây:

- 61 -

- Giống quả vàng Srilanca: Vỏ quả, ruột quả màu vàng, dạng quả hình trứng, năng suất trung bình 10-15 tấn/ha/năm.

- Giống Uganda: Vỏ quả màu vàng, ruột quả màu hồng, quả to, tròn, năng suất khá cao kháng bệnh tốt.

- Giống quả vỏ tím Đài Loan: Hiện nay nhập từ Đài Loan vỏ quả màu tím, ruột quả hồng, quả to tròn, năng suất caọ Giống quả tím đang được trồng hầu hết khắp Việt Nam. Tại tỉnh Lâm Đồng nhân dân trồng diện tích lớn, năng suất cao bình thường đạt 40 tấn/ha, có hộ đạt năng suất 50 tấn/hạ Cành ghép được chọn từ giống quả tím, ghép trên gốc quả vàng Ugandạ

- Giống quả tím Phú Hộ: Là giống được nhân giống hữu tính từ giống quả tím Đài Loan.

b) Chuẩn bị đất, mật độ trồng và làm dàn * Chọn đất và làm đất

- Đối với cây lạc tiên khi chọn đất trồng phải chú ý cây trồng trước là cây khác giống, không được trồng trên đất vừa trồng cây dưa, ớt…. những loại cây mang bệnh nấm gây lở cổ rễ các loại vi rút gây hại cây lạc tiên.

Sau khi trồng lạc tiên nên luân canh với các loại cây trồng khác threo công thức luân canh sau: Lạc tiên - Dứa quả- lạc tiên hoặc: Cây họ đậu - lạc tiên - Sắn Hoặc Khoai lang hay: Dứa quả - Lạc tiên – Cây họ đậu

- Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu mùn, dễ thoát nước có tầng canh tác sâu 50cm trở lên và độ pH thích hợp là 5.5 - 6,5

- Với đất mới khai hoang cần cày, rà rễ, cày sâu 20-25 cm, bừa kĩ, nhặt sạch gốc, rễ cây, cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng và chia lô thửa cho phù hợp.

- Đất trồng lạc tiên nên bố trí nơi thuận tiện cho việc tưới, tiêu nước. - Không nên trồng vùng đất trũng, đất sét và khó thoát nước, đất úng cục bộ.

- 62 -

* Mật độ trồng và làm dàn

- Mật độ: Cây lạc tiên sinh trưởng và phát triển mạnh mật độ trồng 500 cây/hạ Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 4m.

- Làm dàn: Có nhiều kiểu làm dàn: trong quy trình này chúng tôi chỉ đề cập kiểu dàn bằng(dàn lưới nằm ngang) tên gọi thông thường làm theo kiểu dàn mướp.

+ Ưu điểm dàn bằng (Giàn lưới nằm ngang) dễ làm , tận dụng vật liệu của từng hộ gia đình, nhất là các hộ có nhu cầu cải tạo vườn tạp.

+ Cách làm dàn : Độ dài cột khoảng 2,6- 2,8 m sau khi chôn dàn có độ cao 1,8 -2,0 m. Vật liệu làm theo kiểu giàn mướp dùng cột gỗ hoặc cột bê tông có đường kính 8-10 cm (cọc bê tông có thể đổ theo hình trụ vuông). Độ dài cột khoảng 2,6- 2,8 m, cột này cách cột kia 4m. Các cột chôn cẩn thận và dùng đá chèn chân cột tránh hiện tượng lốc và gió bão, các cột góc có dây néo về 2 phíạ

Mỗi giàn có diện tích tùy theo diện tích của lô đất trồng. Trên mặt dàn dùng dây thép có đường kính 3,0-4,0 mm làm dây chăng ngang dọc nối các đầu với nhau, dùng dây thép có đường kính 1,5- 2 mm chăng ngang, dọc bên trong các ô được phân chia, khoảng cách dây thép 1-2 mm là 0,4 m.

Khi cây lạc tiên bắt đầu leo lên dàn dùng các cọc tre nhỏ có đường kính 3-4cm chống (thường mỗi cây có một cọc chống) cọc chống vừa có tác dụng chống dàn vừa có tác dụng cho cây leo khi có nhiều quả có thể dùng cột tre chống thêm vào khoảng cách giữa các cột chính của giàn hoặc tại các vị trí giàn xung yếụ

c) Kỹ thuật trồng

*Thời vụ: Các tỉnh phía bắc trồng 2 vụ chính: - Vụ xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 3

- 63 - * Đào hố, bón phân và lấp hố:

- Khi đào các hố phải thẳng hàng, có kích thước hố (60x60x60cm) số hố đạt 500 hố: 500 cây/ha

- Hàng cách hàng 4m. cây cách cây 5m

- Mỗi hố bón lót 20kg phân chuồng + 0,5 kg phân lân vi sinh + 0,5 kg vôi bột (nếu độ pH của đất <6) và mỗi hố bón thêm 10g thuốc BVTV (No cap) chống sùng hại rễ và ngăn chặn bệnh hại câỵ

- Các loại phân trên trộn đều với đất, lấp đầy hố, công tác chuẩn bị hố hoàn thành trước 15-20 ngàỵ

* Kĩ thuật trồng: Moi một lỗ nhỏ ở giữa hố đã chuẩn bị, bỏ túi bầu (chú ý không để vỡ túi bầu, dùng dao nhỏ sắc rạch bầu hay dùng lưỡi lam rạch nhẹ, bóc túi bầu) đặt cây vào lỗ, lấp đất nhỏ, nên nhẹ cho đất tiếp xúc tốt với bầu rễ, cây trồng xong có cổ rễ ngang với mặt đất, làm bồn tủ gốc, tưới đẫm nước sau khi trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e) Kĩ thuật chăm sóc

* Thời kì chưa lên giàn: Làm cỏ sạch sẽ, tưới nước khi gặp thời tiết khô, hạn. Mỗi cây chọn một nhánh tốt nhất trên mắt ghép, còn các nhánh khác xoa, cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho cây lạc tiên phát triển nhanh.

* Thời kì leo giàn:

- Làm cỏ sạch sẽ tránh cỏ dại tranh chấp dinh dưỡng, phòng ngừa sâu bệnh, dễ thu hoạch quả.

- Kết hợp sau khi mỗi lần làm cỏ nên bón phân cho cây đủ dinh dưỡng phát triển.

- 64 -

- Cắt tỉa cành cây để cây nhanh phân cành, càng nhiều cành cấp 4 cây nhanh ra hoa và tỉ lệ đậu quả cao (phương pháp cắt tỉa được trình bày cụ thể tại phần hướng dẫn cắt tỉa).

- Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh, trong thời kỳ này nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chủ yếu, khi xuất hiện sâu bệnh tiến hành phun thuốc kịp thời (phương pháp phòng trừ được trình bày ở mục 6)

* Tưới và thoát nước:

- Tưới nước : Sau khi trồng phải tưới nước để cây hồi phục nhanh, mỗi lần tưới từ 1,5 – 2lít, tưới xung quanh gốc. Mỗi ngày nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc vào buổi chiều không còn ánh sáng.

Thời kỳ cây ra hoa và có quả, cây lạc tiên cần nhiều nước. Có thể tưới nước bằng cách phun mưa, tưới vào rãnh cho cây lạc tiên đủ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Thoát nước : Cây lạc tiên rất cần nhiều nước, ngược lại không chịu được úng . Cho nên trước khi trồng phải lên luống và có hệ thống rãnh thoát nước, không để úng trong mùa mưạ

* Bón phân: Bón lót: Năm thứ nhất: Mỗi cây bón 20 kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5kg phân vi sinh + 0,5kg vôi bột và 10 gam thuốc xử lí đất Nocap phòng sùng hại rễ và bệnh lở cổ rễ; Năm thứ hai: Lượng phân bón cho mỗi cây bón như năm thứ nhất

* Bón chăm sóc:

- Bón lần 1: Sau trồng 1 tháng

- 65 -

- Bón lần 3: Bón khi cây có hoa, quả: Chia nhiều lần bón khi mỗi lần - Bón lần 4 : Kết hợp nuôi quả đợt cuối và chăm sóc cây qua đông

Bảng 4.11: Lượng phân bón thúc sau bón lót (cho 1 gam/cây/năm)

Loại phân Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tổng số Phân Urê 100 100 200 100 500 Lân 200 200 100 500 Cali sunphat 150 200 150 500 Vôi toả 200 500 700 Cách bón:

- Tranh thủ thời tiết thuận lợi để bón phân, khi bón tốt nhất lấp kín phân, nếu không gặp mưa phải tưới nước sau khi bón phân.

- Đào rãnh cách gốc 1-1,2 m các loại phân trộn đều với nhau bón xong lấp kín đất.

* Tạo hình, bấm tỉa cành, lá: Sau khi trồng cây lạc tiên cây sinh trưởng nhanh, dùng dây nilon buộc vào cột cho leo tới đầu dàn. Mỗi cây chọn nhánh khỏe nhất để cho cây nhanh leo lên dàn. Xoa cắt bỏ toàn bộ các nhánh khác.

- Bấm ngọn: Khi cây leo lên giàn 1m bấm ngọn, để cây ra cành cấp 1, mỗi cây để lại 5 – 6 cành cấp 1 và phân đều trên giàn, khi cành cấp 1 bò đều trên giàn tiếp tục bấm cành cho cây ra nhiều cành cấp 2 cấp 3 cấp 4 càng nhiều cành cấp 4 cấp 5 càng nhiều hoạ

- 66 -

- Cắt tỉa : là khâu quan trọng trong cả quá trình trồng chăm sóc lạc tiên - Cây lạc tiên sinh trưởng và phát triển rất mạnh, lượng chất xanh rất lớn nên việc cắt tỉa cho cây lạc tiên là rất cần thiết đặc biệt trong mùa mưa cây sinh trưởng mạnh, hai tuần phải cắt tỉa 1 lần, mục đích của việc cắt tỉa để tạo nhiều cành thứ cấp từ thân chính trên giàn. Hoa sẽ ra trên các cành thứ cấp, khi cây sinh trưởng tốt phải hái bớt lá, cắt tỉa nhánh xen kẽ, luôn luôn đảm bảo độ thông thoáng trong giàn, khi cây có quả hái toàn bộ số lá già của cây, cắt tỉa cành vô hiệu càng kỹ càng tốt thì khả năng đậu quả càng caọ

- Sau mỗi đợt thu hoạch quả cần cắt bỏ các cành đã thu quả, các cành sâu bệnh, các cành vô hiệu trong mặt giàn nhằm tạo điều kiện cho phát triển các cành thứ cấp mớị

- Sau một năm ra trái cần cắt, đốn xen kẽ các cành trên mặt giàn.

- Cắt toàn bộ các cành rủ xuống dưới giàn, cắt sát dây thép của giàn, sau khi cắt vệ sinh sạch sẽ các cành loại bỏ trên giàn và dưới đất.

- Sau khi cắt tỉa chờ vài ngày các nhánh héo đi rồi mới lấy xuống thuận lợi cho việc dọn giàn.

* Phòng trừ sâu bệnh: áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f) Sâu bệnh hại lạc tiên:

- Rệp hại búp non và rệp hoa : Khi phát hiện có dệp thì phun supraxit pha nồng độ 0,1% chú ý phun kỹ mặt dưới lá non và ngọn cây, chú ý chỉ phun thuốc vào buổi sáng và buổi chiều là thời gian các côn trùng hoạt động mạnh.

- Nhện đỏ : Chích hút chất dinh dưỡng trên đọt non, thường xuất hiện vào tháng 4, tháng 8 trong năm. Biện pháp phòng trừ bằng cách phun thuốc Sufraxit 1%.

- 67 -

- Cây lạc tiên bị bệnh lở cổ rễ, thối gốc là chủ yếu bệnh do nấm Rhizôctniaho hoặc Phytophthora gây nên. Khi bị bệnh gốc cây xưng to, toàn bộ lớp vỏ xát gốc thối rữa khi đó cây bị héo, khi cây bị bệnh khó chữa cho nên phải phòng là chủ yếu từ khâu làm đất xử lý đất và thường xuyên làm sạch cỏ tại gốc không làm xây xát vỏ cây nếu phát hiện sớm tưới nước vôi trong kết hợp phun thuốc kịp thờị Thuốc hoá học Daconin, Aliette hoặc Ridomil MZ 72WP.

Phương pháp phòng trừ bằng cách không nên trồng lạc tiên nơi đọng nước, đất thấp, khơi rãnh thoát nước vào mùa mưa, không dùng phân tươi bón cho câỵ

- Bệnh khô thân do vi rút : Triệu chứng là thân bị chết khô, quả méo mó, bệnh thường xuất hiện trong mùa thu, rất ít hoặc không có trong mùa hè, phòng bệnh là chính, làm tốt công tác chọn giống, không nhân giống từ những vườn đã bị bệnh, không trồng xen trong vườn lạc tiên các loại dưa đặc biệt là dưa chuột.

- Tuyến trùng hại rễ : Phòng ngừa bằng cách không bón phân chuồng tươi, có thể dùng Sincôcin để diệt tuyến trùng.

- Bệnh hại quả do nấm : Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn cây có quả, nấm gây hại cuống quả, cuống lá, bệnh gây hiện tượng rụng quả, lá.

- Bệnh gỉ sắt : Bệnh gây hại trên quả, trên quả có các vết châm kim màu vàng hoen ố trên quả. Phương pháp phòng trừ : Dùng Boocđo 1%, bảy ngày phun một lần hoặc dùng Daconin hay Allitte 0,3%... phun định kỳ trên toàn bộ thân, lá hoa quả của câỵ

- 68 -

g) Thu hoạch

- Mỗi năm thu hoạch 6 – 7 lứa tuỳ theo thời gian trồng, nếu trồng tháng 9, tháng 10 năm trước thì đến tháng 4 năm sau cây ra hoa và cho thu quả vào tháng 6. Đến tháng 8 cây lại tiếp tục ra hoa cho thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 1 năm saụ Nếu trồng vào tháng 2, tháng 3 thì số lượng quả thu tháng 6 rất ít. Sản lượng tập trung vào thu tháng 10, 11, 12.

- Tiêu chuẩn thu hái quả lạc tiên, qủa chuyển màu từ xanh sáng sang phớt hồng tiến hành thu háị Nên thu hái khi quả đã thật già chuyển sang thời kỳ chín.

Nếu quả lạc tiên chín sinh lý vỏ quả có màu tím thu hái càng tốt, chất lượng quả càng đảm bảo cho chế biến.

- Khi thu hái qủa nên bỏ quả vào thùng, sọt đặt vào chỗ khô ráo, mát mẻ tránh cho quả khỏi hư thốị Đối với những quả đem chế biến thì phải sạch không có đất bám vào vỏ quả, loại bỏ những quả bị sâu bệnh trước giao nhận.

4.1.3. Kết quả mô hình phát triển cây lạc tiên

Căn cứ vào hợp đồng số 13/2007/HĐ-DA-KC/06-10 giữa cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm Dự án với cá nhân tổ chức thực hiện mô hình phát triển cây lạc tiên, Dự án đã xây dựng được 14 ha mô hình phát triển cây lạc tiên, trồng vào năm 2008 trồng 4 ha, năm 2009 trồng 10 ha, mô hình phát triển tiến hành tại hai địa điểm: Tại thị xã Tam Điệp Ninh Bình và xã Phú Long huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình .

- Mô hình phát triển cây lạc tiên trồng năm 2008 sử dụng giống quả tím Đài Loan phát triển tốt và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật (Quy trình được hội đồng khoa học nhất trí nghiệm thu).

- Mô hình phát triển năm 2009

+ Trồng giống lạc tiên quả tím nhập Đài Loan là 5 hạ

+ 5 ha trồng giống nhân tại vườn ươm (giống ghép, gốc quả vàng và cành ghép giống quả tím nhập Đài Loan). Kết quả cụ thể như sau:

- 69 -

4.1.3.1. Mô hình phát triển năm 2008 a) Địa điểm: Tại Tam Điệp – Ninh Bình a) Địa điểm: Tại Tam Điệp – Ninh Bình

b) Diện tích , khoảng cánh

Bảng 4.13: Bố trí mô hình phát triển cây lạc tiên

Diễn giải Mô hình 1 Mô hình 2 Diện tích (Ha) 2 2 Ngày trồng 25/12/2007 25/12/2007 Số cây 1000 1000 Khoảng cách 4m x 5 m 4m x 5 m c) Kích thước hố: Đào hố 60 cm x 60cm x 60 cm

d) Lượng phân bón loát và bốn thúc bón.

1- Bón lót trồng mới: Phân hữu cơ : 20 kg Phân vi sinh : 0,5 kg Vôi bột: 0,5 kg (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bón thúc: lượng phân bón cho 01 cây/ năm.

Bảng 4.14: Lượng phân bón và số lần bón trong năm

Đơn vị tính (gam) Loại Phân Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tổng Đạm u rê 100 100 200 100 500 Lân 200 200 100 500 Ca li 100 200 150 450 Vôi toả 200 500 700

- 70 -

f) Tưới nước

- Thời kỳ bén rễ - leo dàn lượng nước vừa phải mỗi tuần tưới 1 lần. Mỗi lần 1,5 -2 lít /cây, có thể tưới bằng phương pháp tưới thẳng vào xung quanh gốc.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN (Trang 60 - 71)