Vận chuyển cây ghép

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN (Trang 50 - 52)

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

k)Vận chuyển cây ghép

Khi cây ghép đạt tiêu chuẩn quy định cần vận chuyển cây đến nơi sản xuất, xếp cây vào sọt tre hoặc gỗ, mỗi sọt 20 cây để dễ khuân vác, xếp các bầu cây khít với nhau (không được làm vỡ bầu đất), mui xe phải được che kín gió tạt vào và tránh ánh sáng trực xạ làm cây bị mất nước đột ngột lá héo làm giảm sức sống.

4.1.2. Hoàn thin quy trình thâm canh cây lc tiên

4.1.2.1. Kết quả hoàn thiện

Nội dung hoàn thiện cụ thể là : + Chọn đất và làm đất

+ Làm dàn

+ Tưới nước và thoát nước

+ Hoàn thiện quy trình đánh nhánh cắt tỉa tạo hình cho lạc tiên + Phòng trừ sâu bệnh của cây lạc tiên.

Kết quả thực hiện sản xuất thực nghiêm được trình bày với các nội dung sau :

- 51 -

a) Chọn đất:

Qua việc bố trí các thí nghiệm nghiên cứu các biện pháp thâm canh và mô hình trình diễn cây lạc tiên chúng tôi xác định cây lạc tiên không kén đất, các loại đất chỉ cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Đất được luân canh các cây trồng trước là cây trồng không tồn tại các loại sâu bệnh cho cây lạc tiên như: Dứa, củ lạc, đậu đỗ, khoai, sắn, củ từ…

- Đất có tầng canh tác > 50 cm, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH từ 5,5 - 6.

-Vệ sinh đồng ruộng đốt sạch tàn dư cây trồng trước tránh gây bệnh cho cây lạc tiên.

- Đất được cầy bừa, trước khi trồng 10-15 ngày để các bộ phhận thực vật còn sót phân huỷ hết.

- Đất được xử lý bằng thuốc BVTV chống sâu bệnh.dùng các loại thuốc Nocap, Basuzin viên….

b) Làm dàn:

Căn cứ kết luận của đề tài KC. 06/06 -24.NN thì dàn chữ T, dàn chữ I có nhiều nhược điểm nhất là khả năng chống chịu bão gió và BVTV cho quả và xác định dàn bằng (dàn mướp) là thích hợp chúng tôi tiến hành thí nghiệm xác định tính ưu việt của dàn bằng.

* Kiểu dàn:

- Làm dàn theo kiểu dàn bằng (dàn mướp) cột chính bằng cột bê tông có kích thước 2,6 m x 0,1m x 0,1 m, cột phụ (chống giữa hai cột chính) dùng cột bằng tre hoặc cột gỗ có đường kính 3-4 cm.

- Dàn chữ T: Cột bằng cột bê tông kích thước cột 8cm x 10cm, chiều cao cột dài 2,4- 2,6m khi chôn xuống đất còn 1,6-1,8 m, đầu cột có xà ngang dài 60cm, để đỡ hai dây thép đường kính 5-6 mm.

* Lượng phân bón cho hai kiểu giàn - Lượng phân bón lót: Cho 1 hố + phân hữu cơ hoai mục 20 Kg. + Lân vi sinh 0,5 kg + vôi toả 0,5 kg

- 52 -

Bảng 4.4. Lượng phân bón thúc cho 1 cây

Loại phân Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tổng số

Phân đạm 100 100 200 100 500

Phân lân 200 200 100 500

Phân kaly 100 200 150 450

Vôi toả 200 500 700

* Kết quả: quả theo dõi tình hình sinh trưởng của cây và qúa trình chăm sóc thu hoạch của 2 kiểu gìàn vè chế độ chăm sóc (làm cỏ, bón phân) hai kiểu dàn chi phí và thao tác như nhaụ

Về công tác thu hái thì giàn bằng thu hái đễ hơn nhìn được quả để thu hái đúng độ chín.

Về công tác bảo vệ giàn bằng dễ hơn , điều tra sâu bệnh hại chính xác hơn so gìàn chữ T.

Đặc biệt các biện pháp đánh nhánh, tỉa cành lá tạo hình thì giàn bằng dẽ làm hơ so với giàn chữ T.

Về năng suất hai dàn có năng suất ngang nhaụ

Khả năng chống chịu diều kiện khí hậu dàn bằng ( Dàn mướp) tốt hơn. * Đánh giá và kết luận :

Trên cơ sở thực tế chúng tôi có thể kết luận dàn bằng (giàn mướp) có nhiều ưu điểm và đễ làm tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nhân dân để làm và đem lại hiệu quả kinh tế caọ

Khả năng chống chịu bão, gió và phù hợp với sinh thái của miên Bắc.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN (Trang 50 - 52)