HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN (Trang 42)

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG

3. Sản phẩm tạo ra

4.1.HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG

PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌaNH THÂM CANH CÂY

LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN

4.1.1 Hoàn thiện quy trình nhân giống lạc tiên bằng phương pháp ghép cành

4.1.1.1. Kết quả hoàn thiện

a) Chọn giống, gieo hạt, chăm sóc để vào bầụ

Năm 1999 công ty nhận giống quả vàng tại trung tâm giống Phú hộ qua 10 năm trồng trên đất công ty, qua theo dõi giống quả vàng cây sinh trưởng tốt, Khi cây có hoa phải thụ phấn nhờ con người mới cho năng suất, nhưng năng suất chỉ đạt 7-8 tấn /ha, cây chống chịu sâu hại tốt, trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành chọn giống lạc tiên quả vàng làm gốc ghép.

- Gốc ghép giống lạc tiên quả vàng đã trồng tại Tam Điệp Ninh Bình. - Cành ghép giống quả tím nhập Đài Loan.

- Địa điểm : Tại vườn ươm Công ty CPTPXKĐồng Giaọ

b) Làm đất và chuẩn bị đất vào bầu

Chuẩn bị đất gieo hạt, khu đất trong trong vườn ươm làm sạch cỏ, cầy bừa thật kỹ, rải phân chuồng hoai mục, phân lân nung chảy, vôi tỏa, trộn đều và rải đều trên mặt luống, sau khi rải phân đều trên mặt luống sới xáo cho phân trộn đều với đất, công việc tiến hành trước khi gieo hạt 5-7 ngàỵ Khi xong đất tiến hành gieo hạt và phủ một lớp đất bột lên trên hạt và tưới nước đủẩm.

Lượng phân bón cho 10m2 : + Phân chuồng hoai mục: 10 kg + Lân : 1kg + Ca ly: 0,2 kg + Vôi toả : 1kg Chuẩn bị đất vào bầu:

- Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ tốt nhất là đất thịt trộn phân với chất lượng phân như sau: Cứ 1 m3 đất tơi xốp, Phân hữu cơ bằng 1/2 lượng đất + 5 kg phân lân nung chảỵ

- 43 -

- Kích thước túi bầu 5 x 8 cm đáy có lỗ thoát nước.

Hạt giống sau khi được tuyển chọn ngâm ủ nứt nanh, gieo xuống đất sau khi gieo 5 -7 ngày cây mọc, chăm sóc sau khi cây đạt 5 - 6 lá thật tiến hành nhổ, cắt rễ cọc và tiến hành vào bầụ Xếp thành hàng, mỗi hàng 4 cây tiện cho việc chăm sóc và ghép cây sau nàỵ Kết quả theo dõi thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.1. Tỷ lệ nẩy mầm và tỷ lệ cây sống Giống Tỷ lệ nẩy mầm (%) Số cây đạt tiêu chuẩn vào bầu (%) Tỷ lệ sống sau khi vào bầu (%)

Quả vàng Việt Nam

97 95 98

Quả vàng Trung Quốc

97 95 98

c) Chăm sóc cây giống sau khi vào bầu

Những ngày đầu khi cây giống được vào bầu đặc biệt chú ý che nắng và tưới đủ ẩm cho cây, sau khi cây hồi xanh, cứ 15 ngày phun phân urê pha loãng cho cây 1 lần cho đến khi cây đủ tiêu chuẩn gốc ghép. Tiêu chuẩn gốc ghép cây khoẻ mạnh không sâu bệnh. Chiều cao cây 50 cm đến 60 cm, đường kính thân cách mặt bầu 10-15 cm đạt 0,3 cm mới đạt tiêu chuẩn gốc ghép.

d) Khả năng sống của cành ghép ở các thời gian ghép khác nhau

Để xác định thời gian ghép có tỷ lệ sống cao chúng tôi chia làm 3 thời gian gieo hạt, vào bầu đợt 1 ngày 15/2/2008. Đợt 2 ngày 15/4/2008, đợt 3 ngày 25/5/2008.

Đợt 1 ghép vào ngày 20/6/2008, đợt 2 ghép ngày 20/8/2008, đợt 3 ghép ngày 20/9/2008. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2 & 4.3.

- 44 -

Bảng 4.2. Tỷ lệ cành ghép sống ở các thời gian ghép khác nhau

Thời gian ghép Số lượng cây

ghép Số cây sống Tỷ lệ sống

(%)

20/6/2008 4.000 1810 45,3

20/8/2008 4.000 2852 71,3

20/9/2008 4. 000 2879 71,9

Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của cây ghép trên các gốc ghép khác nhau

Giống Số cây trồng theo dõi Số cây sống Số cây chết Tỷ lệ sống (%) Gốc ghép qủa vàng địa phương ghép trên quả tím Đài Loan

500 cây 450 cây 50 cây 90

Quả vàng Trung Quốc ghép tím Đài Loan

500 cây 450 cây 50 cây 90

Qua bảng trên cho thấy: Điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống cành ghép, từ kết quả thí nghiệm với điều kiện thời tiết khu vực Bắc Trung bộ cho phép ghép nhân giống lạc tiên chỉ ghép vào mùa thu (từ tháng tháng 8 - tháng 9) là giai đoạn ghép tốt nhất. Bởi các lý do sau:

- Cây gốc ghép có thời gian chăm sóc tốt, sức sống cao khi ghép tỷ lệ sống tốt nhất, cành ghép phát triển mạnh .

- Nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho cây sinh trưởng, có cây giống trồng ngay vào tháng 9-10 trong năm, vào tháng 4 năm sau cây có hoa và cay cho thu quả 2 vụ /năm .

- 45 -

Các yếu tố khí tượng theo trạm khí tượng Ninh Bình trong thời gian thực hiện Dự án, số liệu được thể hiện ở phần phụ lục :

Nhiệt độ không khí trung bình tháng dao động từ 17,30C đến 29,30C. Nhiệt độ cao nhất xuất hiện vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 2. Nhiệt độ không khí trung bình là 23,30C.

Lượng mưa trung bình dao động từ 1.100 mm đến 2.301 mm, khu vực nghiên cứu có lượng mưa trung bình năm là 1730,5mm. Lượng mưa phân bổ trong năm không đều, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 chiếm 19,5% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 2 chiếm 0,99% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm ít biến đổị Độ ẩm trung bình cao nhất vào tháng 3 là 89,7% do mưa phùn, trời nhiều mây, thấp nhất là vào tháng 7 là 80,1% do thời tiết khô hanh, ít mưạ

- Chủ động được cây giống và thời gian trồng cho năm sau đảm bảo 1 năm thu hai vụ đối với khí hậu tại Ninh Bình

e) Chăm sóc cây giống sau ghép

Sau khi ghép xong phải tiến hành che nắng cho cây bằng lưới giảm cường độ ánh sáng và phun nước bằng bình bơm có hạt thật nhỏ giữ ẩm, đảm bảo độ ẩm 80%-85%, tạo điều kiện cho cây nhanh liền sẹo và nẩy chồị Sau 10 ngày nếu thời tiết cho phép (không mưa, nắng nhẹ, nhiệt độ không quá cao 25oC), nhẹ nhàng tháo bỏ dây ni lon quấn cho cành ghép phát triển. Sau khi tháo dây nilon 15-20 ngày, tiến hành bón phân cho cây nên bón lượng nhỏ và nhiều lần bón kết hợp, tưới nước cho cây, đến khi cành ghép phát triển cao từ 15 cm -20 cm có thể tiến hành xuất trồng. Qua kết quả sản xuất thực nghiệm và các nghiên cứu của Đề tài KC.06/06-24NN chúng tôi xây dựng quy trình nhân giống lạc tiên bằng phương pháp ghép cành với nội dung như sau:

- 46 -

4.1.1.2. Quy trình nhân giống lạc tiên bằng phương pháp ghép cành đã được hoàn thiện được hoàn thiện

a) Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ghép

- Tình trạng cành ghép: Mức độ thuần tục và mô tế bào đỉnh sinh trưởng và thượng tầng.

- Khả năng hoạt động của mô tế bào thượng tầng của cây gốc ghép - Điều kiện khí hậu thích hợp tối ưu (sự phân chia tế bào được xúc tiến mạnh và khả năng tiếp hợp tối ưu (sự phân chia tế bào được xúc tiến mạnh và khả năng tiếp hợp tốt giữa gốc ghép và cành ghép khi độ ẩm tương đối của không khí là 80- 85% và nhiệt độ từ 27 – 320C.

Cây ghép hoàn toàn có thể giữ nguyên được những đặc tính của cây mẹ, những đặc tính đó chỉ có thể có được và nhân lên khi ta chịn đúng tổ hợp ghép và chăm sóc cây ghép theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

b) Yêu cầu gốc ghép

- Có sức sinh trưởng tương đương cành ghép.

- Có bộ rễ sinh trưởng mạnh, phân nhánh tốt, nhiều rễ tơ.

- Thích ứng tốt với điều kiện khí hậu của địa phương, chống chịu tốt với sâu bệnh hạị

Với những yêu cầu trên đối với lạc tiên chúng tôi dùng hạt giống lạc tiên vỏ vàng của địa phương gieo ươm làm cây gốc ghép.

c) Chuẩn bị hạt giống

- Chọn những quả to chín vàng đều, không dị tật, sâu bệnh. - Bổ đôi tách lấy hạt, rửa sạch thịt quả.

- 47 -

d) Chuẩn bị đất và gieo hạt

- Đất cày sâu 18 – 20 cm, bừa nhỏ, đất mịn (ĐK < 5 mm), lên luống rộng 1 m cao 20 cm.

- Bón lót (tính cho 10m2)

+ Phân chuồng hoai mục : 10 kg + Lân : 1 kg + Cali : 0.2 kg + Vôi bột : 1 kg

- Gieo thẳng hạt trên đất, phủ kín hạt một lớp đất bột - Tưới giữ ẩm

- Sau 10 – 15 ngày thì cây con mọc

- Có hai cách gieo hạt chuẩn bị gốc ghép : Một là gieo hạt trên đất, phủ kín một lớp đất bột. Hai là ngâm ủ khi hạt nảy mầm gieo thẳng vào túi bầụ

Phương pháp hiệu quả là phương pháp gieo hạt vào đất sau khi cây đủ tiêu chuẩn tra cây con vào bầụ

e) Chuẩn bị vào bầu và chăm sóc cây con

- Cây non mọc được 20 ngày ta có thể ra ngôi vào túi PE - Kích thước túi PE : 5 x 8cm, túi có lỗ thoát nước ở đáy

- Đất nhỏ, mịn (ĐK < 5mm), hỗn hợp phân và đất gồm 2/3 phân chuồng hoai mục + 1/3 đất tơi xốp + 1% Supe lân.

- 48 -

f) Kỹ thuật cấy cây con vào túi bầu

- Cấy cây con vào túi bầu: Ngón tay cái và ngón trỏ cầm vào giữa thân cây, ngón tay giữa đẩy miệng túi bầu căng ra, giữ cho rễ buông tương đối thẳng, cổ rễ ngang mặt đất túi bầu ấn nhẹ cho hơi chặt đất một chút nhưng vẫn để đất xốp, không dùng đất ướt nhão để vào bầụ

- Túi bầu đã ra ngôi xếp trên vùng đất cao ráo thoát nước, xếp 6-8 hàng, hàng ngoài cùng phủ đất xốp đến 1/3 túi bầụ

- Trong 7-10 ngày phải có dàn che nắng cho cây sau bỏ dần, tập cho cây quen ánh sáng, hàng ngày tưới cây giữ ẩm, sau 15 ngày tưới nước phân Urê pha loãng.

Sau 2-2.5 tháng khi cây gốc ghép đủ tiêu chuẩn ghép (đường kính thân đạt 0,3cm, cao 15-20 cm) thì tiến hành ghép theo phương pháp ghép nêm, hoặc ghép chẻ ngọn.

g) Chuẩn bị cành ghép

* Chọn cây lấy cành ghép : Những cây ổn định về sinh trưởng, cây đã cho quả, cây có những đặc điểm tối ưu về tiêu chuẩn giống ta chọn, sinh trưởng mạnh, không bị sâu bệnh.

Trong Đề tài KC 06.24NN nghiên cứu có thể kết luận tốt nhất chọn giống lạc tiên dùng làm cành ghép là giống lạc tiên Đài Loan quả tím, đây là giống tự thụ cho năng suất caọ

* Chọn cành ghép:

- Chọn các cành bánh tẻ trên các vườn khoẻ mạnh, năng suất cao của giống định trồng để khai thác cành ghép, không mang nụ hoa, quả và vừa mới ổn định sinh trưởng.

- 49 -

- Mỗi đoạn cành ghép chỉ lấy 1 mầm mắt dài 5cm, giữ nguyên lá, cắt vát hình nêm phía dưới mầm mắt 1,5 – 2 cm.

- Chỉ lấy đoạn cành không quá già và không quá non, thường một đoạn cành chỉ lấy từ 2-3 đoạn cành ghép.

- Cắt cành giống vào thời gian không có nắng trong ngày (sáng sớm hoặc chiều tối, không được cắt vào lúc trưa có nắng to).

h) Phương pháp ghép

- Làm vệ sinh vườn gốc ghép trước 1 tuần, cắt cành phụ, làm sạch cỏ trong túi bầu, tưới nước phân Urê pha loãng lần cuối để cây chuyển động nhựa tốt.

- Cắt ngang thân cây gốc ghép phía trên mầm mắt cách mặt bầu 10cm (thường tính từ vị trí lá thứ 3 tính từ ngọn xuống)

- Dùng dao (dao lam) mỏng, chẻ đôi thân gốc ghép phần ngọn một đoạn 1,5 – 2cm.

- Dùng dao (dao lam) mỏng, cắt vát đầu gốc hai bên cành ghép (vát phần vỏ bên ngoài, không vát quá sâu đến phần gỗ cành ghép) một đoạn 1,5 – 2cm sao cho khi đặt vào gốc ghép (phần chẻ đôi) thượng tầng của gốc chồng khít lên cành ghép. Khi ghép xong dùng dây nilon quấn chặt hết phần tiếp giáp dây nil on có chiều rộng 1-1,5cm dài 20 cm.

i) Chăm sóc cây ghép

- Đưa các bầu ghép vào nơi râm mát hoặc nhà lưới để chăm sóc

- Trong vòng 7-10 ngày phải có dàn che nắng cho cây ghép sau bỏ dần cho quen với ánh sáng.

- 50 -

- Sau ghép 3 ngày thì hàng ngày tưới phun sương đảm bảo độ ẩm 80 – 85% nhằm giúp cây nhanh chóng liền sẹo và nẩy chồị

- Sau 1 tuần tháo bỏ nilon cho cây phát triển. Khi chồi mới dài 10 – 15cm (khoảng 20 ngày) lá đã ổn định thì có thể đem trồng ra vườn sản xuất.

- Áp dụng quy trình này tỷ lệ sống sau ghép đạt 95% - Tỷ lệ cây xuất vườn đạt 75%

- Tiêu chun cây xut trng:

+ Cây sinh trưởng tốt , không sâu bệnh.

+ Cây ghép trong bầu potylen, gốc ghép có đường kính 2,5-3 mm

+ Cành ghép có chiều dài 10-15 cm

k) Vận chuyển cây ghép

Khi cây ghép đạt tiêu chuẩn quy định cần vận chuyển cây đến nơi sản xuất, xếp cây vào sọt tre hoặc gỗ, mỗi sọt 20 cây để dễ khuân vác, xếp các bầu cây khít với nhau (không được làm vỡ bầu đất), mui xe phải được che kín gió tạt vào và tránh ánh sáng trực xạ làm cây bị mất nước đột ngột lá héo làm giảm sức sống.

4.1.2. Hoàn thin quy trình thâm canh cây lc tiên

4.1.2.1. Kết quả hoàn thiện

Nội dung hoàn thiện cụ thể là : + Chọn đất và làm đất

+ Làm dàn

+ Tưới nước và thoát nước

+ Hoàn thiện quy trình đánh nhánh cắt tỉa tạo hình cho lạc tiên + Phòng trừ sâu bệnh của cây lạc tiên.

Kết quả thực hiện sản xuất thực nghiêm được trình bày với các nội dung sau :

- 51 -

a) Chọn đất:

Qua việc bố trí các thí nghiệm nghiên cứu các biện pháp thâm canh và mô hình trình diễn cây lạc tiên chúng tôi xác định cây lạc tiên không kén đất, các loại đất chỉ cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Đất được luân canh các cây trồng trước là cây trồng không tồn tại các loại sâu bệnh cho cây lạc tiên như: Dứa, củ lạc, đậu đỗ, khoai, sắn, củ từ…

- Đất có tầng canh tác > 50 cm, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước, độ pH từ 5,5 - 6.

-Vệ sinh đồng ruộng đốt sạch tàn dư cây trồng trước tránh gây bệnh cho cây lạc tiên.

- Đất được cầy bừa, trước khi trồng 10-15 ngày để các bộ phhận thực vật còn sót phân huỷ hết.

- Đất được xử lý bằng thuốc BVTV chống sâu bệnh.dùng các loại thuốc Nocap, Basuzin viên….

b) Làm dàn:

Căn cứ kết luận của đề tài KC. 06/06 -24.NN thì dàn chữ T, dàn chữ I có nhiều nhược điểm nhất là khả năng chống chịu bão gió và BVTV cho quả và xác định dàn bằng (dàn mướp) là thích hợp chúng tôi tiến hành thí nghiệm xác định tính ưu việt của dàn bằng.

* Kiểu dàn:

- Làm dàn theo kiểu dàn bằng (dàn mướp) cột chính bằng cột bê tông có kích thước 2,6 m x 0,1m x 0,1 m, cột phụ (chống giữa hai cột chính) dùng cột bằng tre hoặc cột gỗ có đường kính 3-4 cm.

- Dàn chữ T: Cột bằng cột bê tông kích thước cột 8cm x 10cm, chiều cao cột dài 2,4- 2,6m khi chôn xuống đất còn 1,6-1,8 m, đầu cột có xà ngang dài 60cm, để đỡ hai dây thép đường kính 5-6 mm.

* Lượng phân bón cho hai kiểu giàn - Lượng phân bón lót: Cho 1 hố + phân hữu cơ hoai mục 20 Kg. + Lân vi sinh 0,5 kg + vôi toả 0,5 kg

- 52 -

Bảng 4.4. Lượng phân bón thúc cho 1 cây

Loại phân Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Tổng số

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN (Trang 42)