V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Sản phẩm tạo ra
3.1.2.1. Ưu, nhược điểm của công nghệ chế biến đã có
* Ưu điểm:
- Tận dụng được tối đa công suất dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc của Công ty (trước đây chỉ làm việc được 60% công suất thiết kế).
- Không phải đầu tư nhiều tiền vào mua sắm các thiết bị, máy móc. Không tốn thời gian nhiều vào việc lắp đặt, vận hành thử dây chuyền.
- Công ty có sẵn đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề, đã làm việc quen với máy móc dây chuyền.
- Công suất dây chuyền lớn (10 tấn nguyên liệu/giờ), nên sẽ thu hút được một lượng lớn nguyên liệu cho bà con nông dân.
- 36 -
* Nhược điểm:
- Công suất của dây chuyền lớn (10 tấn nguyên liệu/giờ). Vì vậy, công đoạn bóc tách thịt quả và loại bỏ hạt lạc tiên được tiến hành bằng phương pháp thủ công có năng suất quá thấp, không đảm bảo hoạt động của dây chuyền, phải tiến hành làm các công việc sơ chế trước, sau đó gom lại đủ lượng mới vận hành dây chuyền, dẫn đến chất lượng sản phẩm hạn chế (thời gian sơ chế lâu làm biến màu, mất hương, nhiễm vi sinh vật…), không phù hợp với sản xuất công nghiệp. Mặt khác nếu sản xuất thủ công chi phí lao động lớn.
- Độ nhớt dịch quả lạc tiên lớn hơn nhiều so với độ nhớt của dịch quả dứạ Do đó, đối với sản phẩm lạc tiên cô đặc, việc lấy thịt quả cao trong sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng là rất khó khăn nếu không có biện pháp cải thiện hệ thống cô đặc.
- Sản phẩm cô đặc sản xuất ra chưa giữ được toàn bộ hương thơm tự nhiên sẵn có.
- Sản phẩm nước giải khát lạc tiên do công đoạn lọc dịch còn chưa đạt hiệu quả cao nên đôi khi sản phẩm còn đục và dễ bị lắng.
3.1.2.2. Những vấn đề dự án cần giải quyết
- Nâng cao năng suất bóc tách ruột quả và chà tách hạt lạc tiên để phù hợp năng suất của dây chuyền chế biến hiện có, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm nước lạc tiên cô đặc về màu sắc, hương thơm và tỷ lệ thịt quả.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm nước lạc tiên giải khát, không để sản phẩm bị lắng đọng, kết tủa trong thời gian bảo quản và lưu thông.
- 37 -
3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI 3.2.1. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp bóc tách ruột quả và chà tách hạt lạc tiên.
Nghiên cứu cải thiện hệ thống cô cho phù hợp với điều kiện độ nhớt cao của dịch quả lạc tiên, để thuận lợi nhất cho quá trình cô đặc và việc lấy thịt quả cao cho sản phẩm cô đặc.
Nghiên cứu các biện pháp làm giảm mất hương thơm tự nhiên và màu sắc của sản phẩm lạc tiên cô đặc.
Nghiên cứu làm ổn định các thành phần trong nước quả để tránh hiện tượng lắng đọng thịt quả trong sản phẩm nước lạc tiên giải khát.
3.2.2. Phương án triển khai
3.2.2.1. Các bước tiến hành dự án
Trên cơ sở quy trình công nghệ và thiết bị sẵn có, cộng với việc tiếp tục tham khảo tài liệu, lấy ý kiến của các chuyên gia và khách hàng, các nhóm chuyên môn đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng lại các quy trình chế biến các sản phẩm nước lạc tiên cô đặc, purê và nước lạc tiên giải khát.
Đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở các quy trình chế biến nước lạc tiên cô đặc, nước lạc tiên purê, nước lạc tiên giải khát.
Nghiên cứu về tính năng, chủng loại, năng suất các loại máy bóc vỏ quả, chà loại hạt quả lạc tiên… để tư vấn và đề xuất cho Hội đồng mua sắm thiết bị Công ty mời thầu mua thiết bị.
Tiến hành sản xuất thử nghiệm ở phạm vi phòng thí nghiệm trên cơ sở quy trình sản xuất đã xây dựng. Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm thu được ở phòng thí nghiệm để tiếp tục hoàn thiện quy trình trước khi đưa ra sản xuất ở quy mô lớn.
- 38 -
Tiếp nhận, lắp giáp và nghiệm thu chạy thử các thiết bị mua mới như máy bóc vỏ quả và chà tách hạt lạc tiên…
Hội thảo khoa học và đào tạo cán bộ, công nhân tham gia sản xuất thử nghiệm.
Tiến hành sản xuất thử nghiệm ở quy mô công nghiệp trên cơ sở quy trình đã xây dựng và các máy móc thiết bị của dây chuyền nước dứa cô đặc. Tiến hành sản xuất thử nghiệm mỗi loại sản phẩm 3 ca sản xuất tại các thời điểm khác nhau, trên cơ sở sản xuất thử nghiệm sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sản xuất thử nghiệm tiến hành theo dõi, khảo sát các vấn đề chính:
- Khảo sát năng suất, chất lượng việc bóc vỏ tách ruột và chà tách hạt của thiết bị mua mớị So sánh hiệu quả so với biện pháp thủ công trước đây vẫn làm.
- Khảo sát quá trình cô đặc sản phẩm ở một số điểm chính như: phương pháp ly tâm và làm mịn thịt quả trước khi cô, nhiệt độ cô đặc, áp suất bốc hơi… để tạo ra sản phẩm nước lạc tiên cô đặc có màu sắc vàng sáng, hương thơm tự nhiên và tỷ lệ thịt quả cao hơn so với sản phẩm trước đâỵ
- Khảo sát biện pháp ly tâm hoặc lọc thịt quả sau khi phối chộn để tạo được sản phẩm nước lạc tiên giải khát đồng nhất, không lắng cặn khi bảo quản và đưa ra lưu thông trên thị trường.
Trên cơ sở kết quả sản xuất thử nghiệm của từng ca, tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện dần các quy trình sản xuất các sản phẩm và tiến hành sản xuất đại trà.
3.2.2.2. Năng lực triển khai
Trên cơ sở cán bộ khoa học kỹ thuật sẵn có, cộng với vốn kinh nghiệm sản xuất nhiều năm các loại sản phẩm purê, cô đặc và nước quả giải khát, thị
- 39 -
trường đầu ra ổn định và khả năng tài chính vững chắc là cơ sở nền tảng để khẳng định Công ty có đủ khả năng hoàn thành tốt Dự án.
Ban chủ nhiệm Dự án đã tiến hành ký hợp Đồng Giao khoán chuyên môn cho từng đồng chí đối với từng quy trình chế biến để chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành tốt Dự án.
3.2.2.3. Địa điểm thực hiện
- Nhà máy chế biến – Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Phường Trung Sơn - Thị xã Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình. Nhà máy nằm trong trung tâm thị xã Tam Điệp, cạnh quốc lộ 1A rất thuận lợi cho giao thông. Mặt khác nhà máy nằm ngay giữa trung tâm vùng nguyên liệu của Công ty, rất thuận lợi cho việc giao nhận và vận chuyển nguyên liệụ
- Nhà máy có sẵn 02 dây chuyền sản xuất hiện đại, nhà xưởng chế biến và kho tàng khang trang, rộng rãi, đáp ứng được theo yêu cầu chế biến công nghiệp và nghiên cứu khoa học
3.2.2.4. Trang thiết bị phục vụ dự án:
- Dự án sử dụng các trang thiết bị hiện đại sẵn có của dây chuyền chế biến nước dứa cô đặc của Công ty bao gồm: Băng tải vận chuyển nguyên liệu công suất 10 tấn/giờ; hệ thống rửa quả bồn ngâm và bàn chải công suất 10 tấn/giờ; hệ thống bơm, bồn chứa các loại, máy ly tâm công suất 7.000 lít/giờ, hệ thống cô đặc công suất 1.500 kg sản phẩm/giờ; hệ thống thu hồi hương; hệ thống làm mát; hệ thống thanh trùng công suất 1.500 kg sản phẩm/giờ; hệ thống máy rót công suất 1.500 kg sản phẩm/giờ, các thiết bị phụ trợ khác như: Trạm CIP, nồi hơi, máy lạnh, máy nén khí… Dự án sử dụng các loại thiết bị phòng thí nghiệm sẵn có tại Công ty như: kính hiển vi, chiết quang kế, máy ly tâm, máy cô đặc thí nghiệm, các dụng cụ đo…
- 40 -
- Dự án cần mua thêm một số trang thiết bị như: máy bóc vỏ, tách ruột quả lạc tiên, máy chà tách hạt lạc tiên, bơm vít (nemo pumb): 02 cái, máy rót, ghép liên hoàn nước giải khát lon nhôm 330 ml công suất 160 lon/phút: 01 chiếc, băng tải vít vận chuyển bã: 02 cái, hệ thống ngăn cô đặc tấm bản
3.2.2.5. Nguyên vật liệu chính phục vụ dự án
Các nguyên liệu cần để phục vụ sản xuất thử nghiệm của Dự án bao gồm:
- Lạc tiên nguyên liệu (lấy từ sản phẩm nông nghiệp của Dự án và mua bên ngoài).
- Đường mía để sản xuất nước giải khát (có sẵn trên thị trường).
- Các loại bao bì: Thùng phuy, túi Aseptic, túi PE, vỏ lon nước lạc tiên (những loại vật tư trên Công ty hiện vẫn đang sử dụng và đã có các nhà cung cấp ổn định lâu dài).
- Các loại nhiên liệu: Dầu FO, than kíp lê… (là những loại nhiên liệu Công ty thường xuyên sử dụng và đã có nhà cung cấp ổn định).
3.2.2.6. Lao động phục vụ dự án
Ban chủ nhiệm Dự án đã lựa chọn và đưa vào phục vụ Dự án 10 kỹ sư (06 kỹ sư chế biến, 02 kỹ sư điện, 01 kỹ sư cơ khí, 01 kế toán), 26 công nhân kỹ thuật (vận hành máy) và 80 công nhân chế biến lành nghề, tất cả đều là cán bộ công nhân viên của công tỵ
3.2.2.7. Đánh giá tác động môi trường
Đối với nước thải khi thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm: Chủ yếu là nước rửa quả lạc tiên và một phần nước vệ sinh máy móc thiết bị. Do vậy, thành phần nước thải không có chứa các chất thải độc hại và thành phần hữu cơ trong nước không caọ Mặt khác, Công ty có hệ thống xử lý nước thải theo
- 41 -
công nghệ vi sinh vật, công suất xử lý 300 m3 nước thải 01 ngày đêm. Hệ thống xử lý nước thải đã làm việc tốt trong nhiều năm qua và cho kết quả xử lý nước thải đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của nhà nước (trong đó có cả xử lý nước thải từ việc sản xuất lạc tiên).
Đối với các chất thải rắn như vỏ và hạt lạc tiên: Công ty đã ký hợp đồng bán toàn bộ phế liệu như vỏ dứa, vỏ quả lạc tiên, cùi, bẹ ngô, vỏ gấc… cho các Công ty chế biến thức ăn gia súc như: Công ty Anfa Vina, Hà Bình Minh, Tân Thành An…
- 42 -
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌaNH THÂM CANH CÂY
LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN
4.1.1 Hoàn thiện quy trình nhân giống lạc tiên bằng phương pháp ghép cành
4.1.1.1. Kết quả hoàn thiện
a) Chọn giống, gieo hạt, chăm sóc để vào bầụ
Năm 1999 công ty nhận giống quả vàng tại trung tâm giống Phú hộ qua 10 năm trồng trên đất công ty, qua theo dõi giống quả vàng cây sinh trưởng tốt, Khi cây có hoa phải thụ phấn nhờ con người mới cho năng suất, nhưng năng suất chỉ đạt 7-8 tấn /ha, cây chống chịu sâu hại tốt, trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành chọn giống lạc tiên quả vàng làm gốc ghép.
- Gốc ghép giống lạc tiên quả vàng đã trồng tại Tam Điệp Ninh Bình. - Cành ghép giống quả tím nhập Đài Loan.
- Địa điểm : Tại vườn ươm Công ty CPTPXKĐồng Giaọ
b) Làm đất và chuẩn bị đất vào bầu
Chuẩn bị đất gieo hạt, khu đất trong trong vườn ươm làm sạch cỏ, cầy bừa thật kỹ, rải phân chuồng hoai mục, phân lân nung chảy, vôi tỏa, trộn đều và rải đều trên mặt luống, sau khi rải phân đều trên mặt luống sới xáo cho phân trộn đều với đất, công việc tiến hành trước khi gieo hạt 5-7 ngàỵ Khi xong đất tiến hành gieo hạt và phủ một lớp đất bột lên trên hạt và tưới nước đủẩm.
Lượng phân bón cho 10m2 : + Phân chuồng hoai mục: 10 kg + Lân : 1kg + Ca ly: 0,2 kg + Vôi toả : 1kg Chuẩn bị đất vào bầu:
- Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ tốt nhất là đất thịt trộn phân với chất lượng phân như sau: Cứ 1 m3 đất tơi xốp, Phân hữu cơ bằng 1/2 lượng đất + 5 kg phân lân nung chảỵ
- 43 -
- Kích thước túi bầu 5 x 8 cm đáy có lỗ thoát nước.
Hạt giống sau khi được tuyển chọn ngâm ủ nứt nanh, gieo xuống đất sau khi gieo 5 -7 ngày cây mọc, chăm sóc sau khi cây đạt 5 - 6 lá thật tiến hành nhổ, cắt rễ cọc và tiến hành vào bầụ Xếp thành hàng, mỗi hàng 4 cây tiện cho việc chăm sóc và ghép cây sau nàỵ Kết quả theo dõi thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.1. Tỷ lệ nẩy mầm và tỷ lệ cây sống Giống Tỷ lệ nẩy mầm (%) Số cây đạt tiêu chuẩn vào bầu (%) Tỷ lệ sống sau khi vào bầu (%)
Quả vàng Việt Nam
97 95 98
Quả vàng Trung Quốc
97 95 98
c) Chăm sóc cây giống sau khi vào bầu
Những ngày đầu khi cây giống được vào bầu đặc biệt chú ý che nắng và tưới đủ ẩm cho cây, sau khi cây hồi xanh, cứ 15 ngày phun phân urê pha loãng cho cây 1 lần cho đến khi cây đủ tiêu chuẩn gốc ghép. Tiêu chuẩn gốc ghép cây khoẻ mạnh không sâu bệnh. Chiều cao cây 50 cm đến 60 cm, đường kính thân cách mặt bầu 10-15 cm đạt 0,3 cm mới đạt tiêu chuẩn gốc ghép.
d) Khả năng sống của cành ghép ở các thời gian ghép khác nhau
Để xác định thời gian ghép có tỷ lệ sống cao chúng tôi chia làm 3 thời gian gieo hạt, vào bầu đợt 1 ngày 15/2/2008. Đợt 2 ngày 15/4/2008, đợt 3 ngày 25/5/2008.
Đợt 1 ghép vào ngày 20/6/2008, đợt 2 ghép ngày 20/8/2008, đợt 3 ghép ngày 20/9/2008. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2 & 4.3.
- 44 -
Bảng 4.2. Tỷ lệ cành ghép sống ở các thời gian ghép khác nhau
Thời gian ghép Số lượng cây
ghép Số cây sống Tỷ lệ sống
(%)
20/6/2008 4.000 1810 45,3
20/8/2008 4.000 2852 71,3
20/9/2008 4. 000 2879 71,9
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của cây ghép trên các gốc ghép khác nhau
Giống Số cây trồng theo dõi Số cây sống Số cây chết Tỷ lệ sống (%) Gốc ghép qủa vàng địa phương ghép trên quả tím Đài Loan
500 cây 450 cây 50 cây 90
Quả vàng Trung Quốc ghép tím Đài Loan
500 cây 450 cây 50 cây 90
Qua bảng trên cho thấy: Điều kiện thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống cành ghép, từ kết quả thí nghiệm với điều kiện thời tiết khu vực Bắc Trung bộ cho phép ghép nhân giống lạc tiên chỉ ghép vào mùa thu (từ tháng tháng 8 - tháng 9) là giai đoạn ghép tốt nhất. Bởi các lý do sau:
- Cây gốc ghép có thời gian chăm sóc tốt, sức sống cao khi ghép tỷ lệ sống tốt nhất, cành ghép phát triển mạnh .
- Nhiệt độ, độ ẩm phù hợp cho cây sinh trưởng, có cây giống trồng ngay vào tháng 9-10 trong năm, vào tháng 4 năm sau cây có hoa và cay cho thu quả 2 vụ /năm .
- 45 -
Các yếu tố khí tượng theo trạm khí tượng Ninh Bình trong thời gian thực hiện Dự án, số liệu được thể hiện ở phần phụ lục :
Nhiệt độ không khí trung bình tháng dao động từ 17,30C đến 29,30C. Nhiệt độ cao nhất xuất hiện vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 2. Nhiệt độ không khí trung bình là 23,30C.
Lượng mưa trung bình dao động từ 1.100 mm đến 2.301 mm, khu vực nghiên cứu có lượng mưa trung bình năm là 1730,5mm. Lượng mưa phân bổ trong năm không đều, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 chiếm 19,5% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 2 chiếm 0,99% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm ít biến đổị Độ ẩm trung bình