V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
d) Tưới nước và thoát nước
Cây lạc tiên sinh trưởng nhanh, khối lượng chất xanh nhiều nên cây cần nhiều nước, để xác định lượng nước chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm và thực nghiệm với hai công thức sau:
* Bố trí thí nghiệm
- Vị trí thí nghiệm : Khu thí nghiệm được bố trí tại vườn giống của vùng chuyên canh Đồng Giao trên diện tích 5.000m2. Vị trí khu thí nghiệm cho phép lợi dụng tốt cơ sở kỹ thuật của khu vườn ươm giống như cấp nước, phân bón, giống… đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trong triển khai thực hiện các quan trắc và xử lý số liệụ
- Đất trồng : Khu thí nghiệm được bố trí trên khu đất rộng khoảng 5.000m2. Trong đó, diện tích của các ô thí nghiệm là 5.000m2. Địa hình khu vườn giống có độ dốc nhẹ từ 20 – 30 theo hướng Bắc Nam, khu thí nghiệm tương đối bằng phẳng và giữa các ô không chịu sự khác biệt của yếu tố địa hình.
Đất trồng khu thí nghiệm là đất feralit đỏ vàng rất đặc trưng về tính phổ biến của vùng nghiên cứu, đất tơi xốp và có độ pHì khá cao, các đặc trưng lý hoá được trình bày ở phụ lục bảng sau:
Trước khi trồng được cày bừa và bón lót theo quy trình thâm canh cây lạc tiên. Công thức thí nghiệm được bố trí tại bảng 3.3
* Đối tượng nghiên cứu: Vật liệu trồng là giống lạc tiên quả tím nhập
từ Đài Loan, chất lượng giống tốt không sâu bệnh.
* Công thức thí nhiệm:
- Công thưc 1: Trồng như đại trà (công thức đối chứng)
- Công thức 2: Tủ gốc giữ ẩm và tưới nước cho các thời kỳ sinh trưởng của cây lạc tiên
- 54 -
+ Thời kỳ bén rễ - leo dàn lượng nước vừa phải mỗi tuần tưới 1 lần. Mỗi lần 1 lít /cây, có thể tưới bằng phương pháp tưới thẳng vào xung quanh gốc.
+ Thời kỳ leo dàn đến ra hoa: là thời gian cây sinh trưởng mạnh lượng nước mỗi lần tưới/ cây 2-2,5 lít, thời kỳ này có thể tưới bằng dàn phun hoặc tưới vào xung quang gốc.
+ Thời kỳ ra hoa đến thu hoạch: lượng nước cần cho 1 cây từ 3-3,5 lít /cây cho mỗi lần tuới cách nhau một tuần một lần là tốt nhất nên tưới xung quanh gốc.
Khi tưới nước chú ý kết hợp các lần bón phân làm tăng hiệu quả phân bón.
Kết quả về sinh trưởng, năng suất chất lượng lạc tiên được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng cây lạc tiên
Thời gian sau trồng (ngày) Chỉ tiêu nghiên cứu 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 Không tưới nước Tốc độ tăng trưởng lá(lá) 3,2 4,2 4,6 4,6 4,8 5 5,2 4,5 3,4 2,3 1,9 Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm) 4,5 5,7 7,1 8 9,2 10,8 12,3 14 18,1 18,3 18,7 Có tưới nước Tốc độ tăng trưởng lá(lá) 3,5 4,9 5,2 6,2 7 7,6 8,7 6,4 4,5 3,6 2,8 Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm) 5,5 5,8 7,6 9,6 11 12,5 16 18,4 20,1 23,2 24,7
- 55 -
Qua theo dõi nghiệm về sinh trưởng cây lạc tiên được tưới đủ nước tốc đọ sinh trưởng nhanh về cả chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng lá cao hơn so thí nghiệm không được tưới nước.
Về màu sắc lá qua quan sát lá trên thí nghiệm được tưới nước lá xanh bóng hơn so thí nghiệm không tưới nước lá màu xanh hơi vàng , bản lá nhỏ hơn.
Bảng 4.6 : Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến năng suất cây lạc tiên
Công thức Chỉ tiêu Nghiên cứu Thời gian ra hoa (ngày) Tỷ lệ đậu quả (%) Trọng lượng quả (gam /quả) Năng suất (tạ/ha) 1 Không tưới có cắt tỉa 165 75 31,2 171 2 Tưới có cắt tỉa 160 85 47,6 281 * Đánh giá nhận xét:
- Tưới nước là biện pháp quan trọng để tăng năng suất và chất lượng cây trồng, đặc biệt cho các vùng trung du phía bắc.
- Cây lạc tiên trồng mật độ thưa nên tưới bằng phương pháp xung quang gốc 2 m là tốt nhất vừa tiết kiệm nước tưới vừa đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển, phù hợp vứi người dân hiện nay đang tướị
- Giai đoạn sau trồng để cây bén rễ tưới nhẹ nhàng xung quanh gốc đảm bảo cho cây sinh trưởng tránh đạp nát câỵ
- Chú ý tưới nước giai đoạn khi cây ra hoa và thu hoạch quả giai đoạn này cây cần nhiều nước để hút chât dinh đưỡng nuôi quả.
- 56 -
g) Cắt tỉa tạo tán
Cắt tỉa, tạo tán đối với cây lạc tiên là điều kiện rất cần thiết quyết định đến năng suất cây lạc tiên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt tỉa tạo tán trên hai công thức mỗi công thức có diện tích 5.000m 2.
Công thức 1: Không cắt tỉa để cây leo tự nhiên. Công thức 2: Cắt tỉa theo quy trình kỹ thuật.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng chế độ cắt tỉa đến năng suất cây lạc tiên
Công thức Chỉ tiêu Nghiên cứu Năng suất (tạ/1000m2) Độ axít % Độ Brix Khối lượng dịch quả % 1 Không cắt tỉa 19,89 3,81 15 36,7 2 Cắt tỉa 24,5 3,81 15 36,6 - Đánh giá nhận xét:
Qua kết quả theo dõi thì việc cắt tỉa cành, lá đối với cây lạc tiên là rất cần thiết. Đặc biệt là giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, càng cắt tỉa tốt tạo nhiều cành thứ cấp cây càng nhiều hoa, độ thông thoáng trên giàn lớn, tạo điều kiện cho hoa thụ phấn tốt, tỷ lệ đậu quả cao, tỷ lệ quả bị bệnh ít.
h) Phòng trừ sâu bệnh
Để đảm bảo cho cây lạc tiên sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, chất lượng tốt, trước khi trồng chúng tôi đã áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (vệ sinh đồng ruộng, cày bừa thật kỹ, xử lý đất, và trộn thuốc bảo vệ thực vật trong mỗi hố trồng cây).
- 57 -
Thời kỳ cây đang sinh trưởng chưa có hoa tiến hành phun định kỳ 10 ngày/lần. Khi cây bắt đầu có quả phun thuốc Boocdo 1% phòng trừ bệnh thối quả và phun thuốc Benlat nồng độ 1-2% chống bệnh lở cổ rễ. Qua theo dõi cây lạc tiên rất ít bị sâu gây hại, chủ yếu bệnh do nấm gây hại cho quả non khi quả gần chín trên vỏ quả có vết bệnh màu xanh lục làm cho quả nhẹ, ruột quả ít, màu sắc kém, hương vị không thơm.
Cây lạc tiên bị bệnh lở cổ rễ, thối gốc là chủ yếu bệnh do nấm Rhizôctniaho hoặc Phytophthora gây nên. Khi bị bệnh gốc cây xưng to, toàn bộ lớp vỏ xát gốc thối rữa khi đó cây bị héo, khi cây bị bệnh khó chữa cho nên phải phòng là chủ yếu từ khâu làm đất xử lý đất và thường xuyên làm sạch cỏ tại gốc không làm xây xát vỏ cây nếu phát hiện sớm tưới nước vôi trong kết hợp phun thuốc kịp thờị Thuốc hoá học Daconin, Aliette hoặc Ridomil MZ 72WP.
Bảng 4.8. Kết quả điều tra sâu bệnh hại năm thứ nhất
Sâu, bệnh hại lạc tiên Công thức áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp Sâu, bệnh hại lạc tiên Công thức không áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp Chỉ tiêu theo dõi
Công thức 1 Nhắc lại lần 2 Nhắc lại lần 3 Công thức 1 Nhắc lại lần 2 Nhắc lại lần 3
1. các loại sâu hại o O O o o O
2. Các loại bệnh hại:
- Bệnh hại quả (%) 1,2 1,3 1,2 2,4 2,5 2,7
- 58 -
Bảng 4.9. Kết quả điều tra sâu bệnh năm thứ 2
Sâu, bệnh hại lạc tiên Công thức áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp Sâu, bệnh hại lạc tiên Công thức không áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp Chỉ tiêu theo dõi
Công thức 1 Nhắc lại lần 2 Nhắc lại lần 3 Công thức 1 Nhắc lại lần 2 Nhắc lại lần 3 1. các loại sâu hại O O O 1,2 1 o 2. Các loại bệnh hại: - Bệnh hại quả (%) 1,2 1,3 1,2 2,4 2,5 2,7 - Bệnh hại cây (%) 1,2 1,4 1,6 10,2 24,8 30,12
Nhận xét : Cây lạc tiên hầu như không bị các loại sâu hại, chỉ phát hiện rệp
hút trên đọt non năm thứ 2 vao tháng 4.
Bệnh hại lạc tiên: Năm thứ nhất chủ yếu là bệnh thối teo quả, còn bệnh lở cổ rễ năm thứ nhất ít xuất hiện đặc biệt trên thí nghiệm áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Năm thứ hai xuất hiện cả hai loiaj bệnh(bệnh thối quả và bệnh lở cổ rễ) nhương trên thí nghiệm không áp đụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bện lở cổ rễ phát triểm trầm trọng bệnh lở cổ rễ năm thứ hai bệnh xuất hiện tưd tháng 5 kéo dài đến tháng 11. Khi cây bi bệnh chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ.
Như vây có thể kết luận đối với cây lạc tiên áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợ đen lại hiệu quả cao,
i) Thu hái và bảo quản
Qua theo dõi thí nghiệm về thời gian trồng đối với cây lạc tiên, thời gian thu hoạch phụ thuộc vào thời gian trồng. Qua theo dõi cho thấy nếu trồng
- 59 -
vào quý IV năm trước thì năm sau cây lạc tiên cho thu hoạch từ tháng 6 đến cuối tháng 7 và cho thu hoạch vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 và kéo dài đến tháng 1 năm sau . Nếu trồng vào quý I thì thời gian thu hoạch chủ yếu vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 và tháng 1 năm sau, còn thời gian thu hoạch tháng 6, tháng 7 tỷ lệ cây ra quả từ 15 – 20%
Cây lạc tiên thông thường sau trồng 160 -165 ngày cây ra hoa khi gặp thời tiết phù hợp cây kết trái nhiều, nếu ra hoa vào tháng 6 nhiệt độ cao cây không đậu quả, do hạt phấn không chín, nếu nhiệt độ 36 - 37oC hoa bị teo trước khi nở.
Cây lạc tiên quả tím khi quả phát triển đẫy đà có màu xanh nhạt , khi chuẩn bị chín, vỏ quả chuyển sang vàng sang trên vỏ quả có vết phớt tím nhỏ trên vỏ quả. Khi vỏ quả có màu tím toàn phần là lúc quả đã chín sinh lý và từ từ rụng xuống đất.
Do đặc điểm quả lạc tiên, khi bắt đầu chín quả có các vạch nhỏ màu mấu tím hoặc màu phớt hồng xen kẽ có vạch màu tím, nếu sản lượng lớn trên vườn chúng ta tiến hành thu hái không cần để lạc tiên chín sinh lý mới thụ
Khi thu về quả được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, các quả bắt đầu chín chỉ sau 3 ngày vỏ quả có màu tím lúc này chuyển sang chế biến .
Bảng 4.10. Kết quả trong quá trình thu hái và bảo quản
Công thức Đường kính quả (m m) Độ Brix Độ axít % Khối lượng dịch quả % Công thức 1 50 14,7 3,6 36,6 Công thức 2 52 15 3,6 36,7 Nhận xét:
Qua thí nghiệm chúng tôi khẳng định việc thu hoạch quả lạc khi quả thật già chuyển sang độ chín thu hoạch về bảo quản cho chế không ảnh hưởng đến
- 60 -
chất lượng quả, dịch quả không thay đổi, chỉ thay đổi hình thái bên ngoài của quả vỏ nhăn nheo, đường kính quả nhỏ đị
Khi tổ chức thu hái quả lạc tiên bắt đầu chín (quả có các vạch nhỏ màu mấu tím hoặc màu phớt hồng xen kẽ có vạch màu tím), khối lượng thu được nhiều, đảm bảo ngày công lao động cho công nhân đi thu quả đồng thời nhà máy có lượng lớn cho chế biến nhất là khi sử dụng máy tách bóc thịt và máy trà, đủ lượng dịch quả cho máy cô đặc vận hành.
Như vậy có thể kết luận việc thu quả lạc tiên không cần đợi đến khi quả chín rụng xuống đất mới thu hái, mặt khác nếu để chín sinh lý trên cây quả lạc tiên còn bị côn trung, chuột ăn giảm năng suất cây trồng.
Từ thực nghiệm trên đồng ruuoongj và tài liệu cũng như kết luân của đề tài KC.06.06/24-NN chúng tôi hoàn thiện quy trình thâm canh lạc tiên với các nội dung sau:
4.1.2.2. Quy trình thâm canh cây lạc tiên đã được hoàn thiện a) Giống a) Giống
* Yêu cầu sinh thái: Cây lạc tiên sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 18-300C, độ ẩm không khí 75-85%, tốt nhất là khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Cây lạc tiên sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình 1600mm trở lên nhưng phân bố đều trong năm. Trong thời kì ra hoa có trái ít gặp gió bãọ Lạc tiên sinh trưởng kém khi nhiệt độ thấp dưới 120C và trên 38 0C, nhiệt độ cao, hoặc thấp hoa không có. Cây lạc tiên ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ, giầu mùn, tơi xốp dễ thoát nước. Không trồng lạc tiên trên đất thấp, đất dễ bị úng, đất phèn khó thoát nước.
* Các giống lạc tiên:
- Trên thế giới cây lạc tiên có nhiều giống khác nhau, tại Việt Nam hiện có các giống sau đây:
- 61 -
- Giống quả vàng Srilanca: Vỏ quả, ruột quả màu vàng, dạng quả hình trứng, năng suất trung bình 10-15 tấn/ha/năm.
- Giống Uganda: Vỏ quả màu vàng, ruột quả màu hồng, quả to, tròn, năng suất khá cao kháng bệnh tốt.
- Giống quả vỏ tím Đài Loan: Hiện nay nhập từ Đài Loan vỏ quả màu tím, ruột quả hồng, quả to tròn, năng suất caọ Giống quả tím đang được trồng hầu hết khắp Việt Nam. Tại tỉnh Lâm Đồng nhân dân trồng diện tích lớn, năng suất cao bình thường đạt 40 tấn/ha, có hộ đạt năng suất 50 tấn/hạ Cành ghép được chọn từ giống quả tím, ghép trên gốc quả vàng Ugandạ
- Giống quả tím Phú Hộ: Là giống được nhân giống hữu tính từ giống quả tím Đài Loan.
b) Chuẩn bị đất, mật độ trồng và làm dàn * Chọn đất và làm đất
- Đối với cây lạc tiên khi chọn đất trồng phải chú ý cây trồng trước là cây khác giống, không được trồng trên đất vừa trồng cây dưa, ớt…. những loại cây mang bệnh nấm gây lở cổ rễ các loại vi rút gây hại cây lạc tiên.
Sau khi trồng lạc tiên nên luân canh với các loại cây trồng khác threo công thức luân canh sau: Lạc tiên - Dứa quả- lạc tiên hoặc: Cây họ đậu - lạc tiên - Sắn Hoặc Khoai lang hay: Dứa quả - Lạc tiên – Cây họ đậu
- Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu mùn, dễ thoát nước có tầng canh tác sâu 50cm trở lên và độ pH thích hợp là 5.5 - 6,5
- Với đất mới khai hoang cần cày, rà rễ, cày sâu 20-25 cm, bừa kĩ, nhặt sạch gốc, rễ cây, cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng và chia lô thửa cho phù hợp.
- Đất trồng lạc tiên nên bố trí nơi thuận tiện cho việc tưới, tiêu nước. - Không nên trồng vùng đất trũng, đất sét và khó thoát nước, đất úng cục bộ.
- 62 -
* Mật độ trồng và làm dàn
- Mật độ: Cây lạc tiên sinh trưởng và phát triển mạnh mật độ trồng 500 cây/hạ Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 4m.
- Làm dàn: Có nhiều kiểu làm dàn: trong quy trình này chúng tôi chỉ đề cập kiểu dàn bằng(dàn lưới nằm ngang) tên gọi thông thường làm theo kiểu dàn mướp.
+ Ưu điểm dàn bằng (Giàn lưới nằm ngang) dễ làm , tận dụng vật liệu của từng hộ gia đình, nhất là các hộ có nhu cầu cải tạo vườn tạp.
+ Cách làm dàn : Độ dài cột khoảng 2,6- 2,8 m sau khi chôn dàn có độ cao 1,8 -2,0 m. Vật liệu làm theo kiểu giàn mướp dùng cột gỗ hoặc cột bê tông có đường kính 8-10 cm (cọc bê tông có thể đổ theo hình trụ vuông). Độ dài cột khoảng 2,6- 2,8 m, cột này cách cột kia 4m. Các cột chôn cẩn thận và dùng đá chèn chân cột tránh hiện tượng lốc và gió bão, các cột góc có dây néo về 2 phíạ
Mỗi giàn có diện tích tùy theo diện tích của lô đất trồng. Trên mặt dàn