Tình hình kinh tế xã hội và văn hóa ở Viên Chăn

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 29 - 31)

* Tình hình kinh tế

Do sự phong phú về địa hình cộng với điều kiện khác biệt về tự nhiên và vị trí địa lý khiến cho cơ cấu kinh tế nơi đây phong phú đa dạng, trong đó nghề buôn bán là chủ yếu, bởi khu vực này là một luồng tăng trƣởng kinh tế Viên Chăn - Sa Văn Na Khệt - Pak Sê và một tam giác quốc tế Lào - Thái Lan - Việt Nam. Viên Chăn có một vị trí thuận lợi về giao thông đƣờng bộ và đƣờng thuỷ, là điều kiện tốt để phát triển buôn bán trên sông nƣớc, trao đổi hàng hoá với nhiều trung tâm thƣơng mại và các hệ thống chợ

thành phố, huyện, làng đƣợc hình thành khá nhiều và trong đó có chợ tƣơng đối lớn nhƣ: Chợ Sáng, Chợ Chiều, Khua Đin, Thạt Luổng, Thông Khăn Khăm và Si Khay. Với các Chợ Sáng, Chợ Chiều, Khua Đin, Thạt Luổng, Thông Khăn Khăm và Si Khay. Với các mặt hàng chủ yếu là thổ cẩm, rƣợu chè, bánh kẹo, cá tôm và các mặt hàng thủ công nghiệp phục vụ dân trong nƣớc và ngoài nƣớc.

*Tình hình văn hóa - xã hội

Viên Chăn là thủ đô của đất nƣớc Lào. Đây là vùng đất ngàn năm văn hiến, có lịch sử phát triển lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa văn minh từ lâu đời đƣợc xác định trong các thời kỳ trƣớc đây với những di chỉ còn sót lại đƣợc tìm thấy ở nhiều điểm khảo cổ học trên đất nƣớc Lào. Những hiện vật tìm thấy ở các điểm khảo cổ học tự nó đã nói lên một phần nào đó về một quá trình lịch sử từ xa xƣa của dân tộc Lào, quá trình lao động cần cù sáng tạo, kiên cƣờng đấu tranh với thiên nhiên để không ngừng phát triển, tạo nên một nền văn hóa bản sắc. Những giá trị văn hóa đó là những công trình xây dựng lâu đài cung điện, chùa tháp ở khắp nơi trên thủ đô Viên Chăn qua các thời kỳ khác nhau, nhất là thời kỳ thành lập và trở thành thủ đô của nƣớc Lào, từ năm 1560, sau khi dời đô từ cố đô Luổng Phạ Bang về Viên Chăn, do vua Chậu Xay Nha Sệt Tha Thi Lạt. Vì đây là thời gian hòa bình đƣợc lập lại và là thời kỳ phát triển hƣng thịnh của vƣơng quốc Lào Lạn Xạng [31].

Viên Chăn là một mảnh đất có truyền thống hiếu học đã có từ lâu đời của các triều đại phong kiến đã để lại cho ta những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau về văn hóa, chính trị, quân sự,… còn lƣu lại cho đến ngày hôm nay.

Viên Chăn, hiện nay có 118 trƣờng phổ thông cơ sở 487 trƣờng phổ thông trung học (Theo thống kê của sở Giáo dục và Đào tạo thủ đô năm 2006). Về chất lƣợng dạy và học của giáo viên, học sinh không ngừng đƣợc nâng cao đối với truyền thống hiếu học của cha ông để lại đã đƣợc các thế hệ con cháu của thủ đô ngày càng phát triển và đạt đƣợc nhiều thành tích to lớn đối với con cháu Lào thời hiện nay.

Viên Chăn còn là một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng với những di tích lịch sử đã ghi đậm quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của các cha ông

trong các thời kỳ qua, nhất là thế kỷ XIX, vì họ đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhƣ Xiêm và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nên vùng đất này xứng đáng là một vùng địa linh nhân kiệt với nhiều sự kiện lịch sử cho thấy rằng mảnh đất này có bề dày văn hóa, với 5 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia. Đặc biệt ngƣời dân nơi đây đã sáng tạo nên một nền văn hóa dân gian phong phú đa dạng với một kho tàng các lần điệu khắp, lăm, dân ca, ca hát... đƣợc thể hiện rõ nét trong các sinh hoạt lễ hội truyền thống trên địa bàn thủ đô Viên Chăn rất độc đáo.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)