Du lịch tâm linh

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 56)

Đền tiếng lào gọi là Hỏ, Hỏ Phạ Kẹo thuộc bản Si Sa Kệt mƣơng Chăn Thạ Bu Ly. Hỏ Phạ Kẹo trƣớc đây là nơi thờ Phỉ (thờ Ma) sau đó vào thời kỳ hƣng thịnh của vƣơng quốc Lào Lạn Xạng, dƣới thời Phô Thi Xa Lạt năm 1527, nhà vua đã ra sắc lệnh cấm thần dân trong nƣớc không đƣợc thờ Phỉ mà chỉ đƣợc thờ Phật. Đó là thời điểm các đền thờ Phỉ bị đập đi để xây chùa thay vào Hỏ Phạ Kẹo tƣơng truyền đó là một miếu thờ Phỉ đã bị đập xây chùa thờ Phật. Nhƣng nó có nguồn gốc là Hỏ Phỉ nên khi một ngôi chùa thờ Phật đƣợc xây dựng trên nền cũ nên nó vẫn mang tên tiền kiếp là Hỏ Phạ Kẹo.

Hỏ Phạ Kẹo đƣợc xây dựng vào năm 1565 dƣới thời vua Say Sệt Thả Thi Lạt, nhà vua cho xây dựng chùa này với mục đích để tƣợng phật Phạ Kẹo, một pho tƣợng đƣợc làm bằng ngọc Bích mà ông đã đƣa từ Xiêng Mày về ngự tại đây. Chùa mang tên Phạ Kẹo là lấy tên của pho tƣợng Phật bằng ngọc Bích nổi tiếng nhất này.[6]

-Thạt Đăm

Tháp tiếng Lào là Thạt, Thạt Đăm dịch là Tháp Đen. Thạt Đăm nằm cách Hỏ Phạ Kẹo khoảng 200m về phía đông, thuộc bản Si Sa Kệt mƣơng Chăn Thạ Bu Ly- thủ đô Viêng Chăn. Thạt Đăm có vị trí quan trọng nằm giữa hai con đƣờng Chăn Thạ Cụm Man, đối diện đại sứ quán Mỹ. Thạt Đăm trở thành vòng tròn của giao thong xung quanh tháp, đây cũng là trung tâm của nhiều ngôi nhà kiến trúc thời Pháp, bởi đây là một thời gian khôi phục lại thủ đô Viêng Chăn vào những năm 1920-1940 của Pháp. Hiện nay, Thạt Đăm không có tài liệu cụ thể nào nói về niên đại khởi dựng Tháp này. Thƣờng trong khu vực có nhiều ngọn tháp đỉnh phủ lên ngọn nhiều màu vàng rực rở và rất đẹp, nhƣng Thạt Đăm lại có màu đen và rất cũ. Theo một số học giả Lào cho biết Thạt Đăm đƣợc xây dựng vào thời kỳ hƣng thịnh của vƣơng quốc Lào Lạn Xạng thế kỷ XVI. Theo lời kể của dân cho biết Thạt Đăm xây để kỉ niệm con rồng 7 đầu, họ có quan niệm rằng rồng 7 đầu đã có vai tro giúp dân đấu tranh chiến thắng quân Xiêm năm 1828. Còn một truyền thuyết cho biết, ngày xƣa có một ông sƣ thầy từ Miến Điện trở về miền đất Viên Chăn và xây dựng một ngôi chùa là vắt AHam ở khu vực Thạt Đăm hiện nay (hiện vắt AHam không còn).

- Chùa Si Sa Kệt

Chùa tiếng Lào gọi là Vắt, vắt Sỉ Sạ Kệt nằm ở phía đông thủ đô Viên Chăn, thuộc bản Sisaket, mƣơng Chăn Thạ Bu Ly. Theo thƣ tịch vắt Si Sa Kệt có hai tên gọi đó là: Vắt Si Sa Kệt và Sạ Tạ Sạ Hắt Ra Ram, nếu dịch theo nghĩa tiếng Lào thì đó là viết tắt là vắt Xẻn (Xẻn là một trăm nghìn) với tên gọi là vắt Xẻn hoạc là vắt Sạ Tạ Sạ Hắt Ra Ram, phần lớn quần chúng nhân dân rất ít ngƣời biết đến họ chỉ quen gọi là chùa Si Sa Kệt.

Căn cứ vào tấm bia ở mƣơng Xỉ Xiêng Mai (hiện nay là tỉnh Noong Khai- Thái Lan), hiện tấm bia dựng ở Hỏ Phạ Kẹo, Viêng Chăn. Chùa Si Sa Kệt đƣợc xây dựng từ năm 1551 dƣới thời vua Chậu Say Nha Sệt Thả Thi Lạt I và đến đời vua Chậu Say Nhạ Sệt Thả Thi Lạt III, tức Vua Chậu A Nụ Vông lên ngôi năm 1804. Đến ngày thứ 5 mồng 9 tháng 5 năm 2361 theo phật lịch, thức năm 1818 dƣơng lịch đã trùng tu, xây tháp và tạc một số tƣợng phật ở chùa Si Sa Kệt. Bộ mái chùa công gồm có 3 lớp mái chồng lên nhau, nhƣng toàn thể kiến trúc ngôi chùa Si Sa Kệt, là ngôi chùa duy nhất không bị chiến tranh tàn phá và là ngôi chùa còn nguyên vẹn ở thủ đô Viên Chăn. Chùa đƣợc xây dựng trên khu đất có nhiều cây dừa và hoa lá cây cảnh cùng với các ngọn tháp bên cạnh đã khiến cho toàn bộ cụm kiến trúc văn hóa này.

Chùa Si Sa Kệt có 5 điểm đặc biệt nhất hơn các chùa ở Lào là:

1) Ngôi chùa có hƣớng Tây (đa số chùa Lào đều hƣớng Nam hoặc hƣớng Bắc, không có chùa nào cắt ngan dòng sông).

2) Có Kom Ma lien bao quanh.

3) Có nhiều tƣợng phật nhất ở Lào (khoảng 2500 pho tƣợng) và trên các bức tƣờng có nhiều hộc và nhiều tƣợng phật, có khoảng 9168 tƣợng phật thích ca.

4) Có Hỏ Tay Pi Độk rất đặc biệt.

5) Chƣa bao giờ bị chiến tranh tàn phá tuy đã nhiều lần trùng tu nhƣng khoogn phá hỏng kết cấu cũ của ngôi chùa.

Chùa Sỉ Sa Kệt là một ngôi chùa cổ, đẹp với hệ thống kiến trúc độc đáo đã tạo thành một cụm di tích văn hóa, tôn giáo đặc sắc của thủ đô Viên Chăn nói chung và huyện Chăn Thạ Bu Ly nói riêng. Chùa đƣợc Nhà nƣớc công nhận di tích lịch sử vào năm 1993.

Hình 5: Chùa Sỉ Sạ Kệt

- Chùa In Peng

Chùa In Peng thuộc bản Mi Say mƣơng Chăn Thạ Bu Li cách Hỏ Phạ Kẹo khoảng 1km về phía Bắc. Hiện không có tài liệu cụ thể về niên đại khởi dựng chùa nhƣng có một đoàn lịch sử Lào cho biết chùa In Peng đƣợc xây dựng cùng với chùa Ông Tự vào năm 1566 dƣới thời vua Say Nha Sệt Tha Thi Lạt. Nhƣng chùa đƣợc trùng tu vào những năm 1865 đến 1869 do ông Thăm Say Nha Sit Sê Na.

Chùa Inpeng là một ngôi chùa đã giữ đƣợc khá nhiều hiện vật quý giá cùng với quần thể kiến trúc của ngôi chùa này. Nhà nƣớc công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1993.

Hình 6: Chùa Inpeng

- Chùa Ông Tự

Chùa Ông Tự, nằm tiếp giáp với chùa In Peng ở phía Bắc, thuộc mƣờng Chăn Tha Bu Ly. Ông Tự là tên gọi của pho tƣợng, nếu dịch Ông Tự có nghĩa đó là pho trƣợng một triệu tấn. Ngày xƣa chùa Ông Tự có tên là chùa SiPhum, cho đến năm 1566, sau khi vua Say Nhạ Sệt Tha Thi Lạt, tạo tác pho tƣợng Ông Tự này xong mới đặt tên chùa là chùa Ông Tự theo tên pho tƣợng phật Ông Tự, và ông vua Say Nhạ Sệt Tha Thị Lạt, đã thành lập mƣờng Chăn Tha Bu Ly trở thành kinh đô của đất nƣớc Lào năm 1560.

Chùa Ông Tự, từ xa xƣa đã là một trung tâm trƣờng học về phật giáo và hiện cũng là một Đại học phật giáo của các nhà sƣ cả đất nƣớc đến đây học tập và là nơi tổ chức các lễ hội phật giáo nổi tiếng ở thủ đô Viên Chăn. Chùa đáng đƣợc quan tâm, giữ

gìn, tôn tạo để làm nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Chùa đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1993.[2]

- Chùa Mi Say

Chùa Mi Say nằm cách Hỏ Phạ Kẹo khoảng 500 mét về hƣớng Bắc, thuộc bản Mi Say, mƣờng Chăn Tha Bu Ly. Chùa Mi Say có hai tên gọi cũ là chùa Vị Say, năm 1957 chùa có tên là Vắt Mi Say Nha Ram. Hiện không có tƣ liệu cụ thể về niên đại khởi dựng chùa, nhƣng niên chùa đƣợc trùng tu lớn nhất vào năm 1957. Chùa lƣu giữ tƣợng phật bằng đồng và một bia đá, hiện tấm bia đó không còn nhìn thấy chữ ghi trên bia.

Chùa Mi Say Sa Ram là nơi tổ chức các lễ hội phật giáo củng nhƣ là địa điểm du lịch nổi tiếng ở thủ đô Viên Chăn.

- Chùa Hái Sôk

Chùa Hái Sôk nằm giáp với chùa Ông Tự về hƣớng Đông, thuộc bản Hái Sôk, mƣờng Chăn Thạ Bu Ly. Chùa Hái Sôk hiện không có tƣ liệu cụ thể về niên đại khởi dựng chùa, nhƣng chùa đƣợc trùng tu lớn nhất vào năm 1987. Chùa không còn hiện vật quý giá sót lại. Có thể nói chùa Hái Sôk là một chùa lớn nhất ở trên mƣờng Chăn Thạ Bu Li của thủ đô Viên Chăn, chùa đƣợc xây dựng trên khu đất rộng, chùa có bố cục dạng hình chữ nhật phía ngoài chùa bên phải là Cụ Ti (Nhà ở của sƣ). Hỏ Koong ( Gác trống ) và phía sau chùa hiện nay đang xây Sala ( Nhà làm lễ ). Chùa không có hiên ở cửa chính vào chùa, bên trong chùa là một phòng hội trƣờng rất rộng, ở một góc có xây dựng một bàn thờ và một góc bên cửa chính là nơi làm lễ có chức năng thay Sala. Kiến trúc chùa kiểu Lào Lạn Xạng hiện đại, xây nền cao, cột cao, tƣờng cao, mái chùa cao, Xỉ Nạ hình tam giác cao và có nhiều cửa sổ.

- Chùa Xiêng Nhưn

Chùa Xiêng Nhƣn nằm giáp chùa Chăn Thạ Bu Ly về hƣớng Bắc thuộc bản Xiêng Nhƣn thủ đô Viêng Chăn. Chùa Xiêng Nhƣn có tên gọi đầy đủ là Chùa Xiêng Nhƣn Nạ Tha Ram, theo sách kinh phật của sƣ thầy Phạ Thăm Mạ Khô Sa Chan Kạo Phút Thọ Vông cho biết tên của chùa đƣợc đặt của hai vợ chồng, chồng có tên là Xiêng Măn và vợ tên là Bun Nhơn, sau khi có công góp tiền để xây dựng trùng tu chùa thì đặt tên chùa là Xiêng Nhƣn Nạ Tha Ram. Phần lớn quần chúng nhân dân quen biết và hay gọi là chùa Xiêng Nhƣn. Chùa Xiêng Nhƣn hiện không có tƣ liệu cụ thể về niên đại khởi dựng chùa, nhƣng chùa đƣợc trùng tu lớn nhất vào năm 1987.

- Chùa Thát Luổng

Cuối đƣờng Lạn Xạng là Thát Luổng - di sản văn hóa thế giới, biểu tƣợng của quốc gia Phật giáo tiểu thừa Lào. Là ngôi chùa đƣợc in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thát Luổng hay (Phạ) Thát Luổng (Thát Lớn trong tiếng Lào) là một thát (stupa) Phật giáo đƣợc xây từ năm 1566 trên phế tích của ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13, mặt ngoài đƣợc dát vàng. Thát Luổng chính là tháp xá lị lớn nhất và đẹp nhất ở Lào. Hàng năm ở đây vào trung tuần tháng 11 đều diễn ra lễ hội lớn mang tính chất quốc gia là lễ hội Thát Luổng.[19]

Di tích lịch sử hiện đại: tƣợng đài chiến thắng PaTuXay: nằm ngay trung tâm thủ đô Viên Chăn, thuộc bản Hát Sa Đi Nƣa, mƣơng Chăn Tha Bu Ly, PaTuXay đƣợc xây dựng trên một khu đất rất rộng hình chữ nhật, nằm góc giao nhau của đại lộ Lạn Xạng, đƣờng Tháp Luổng (hiện là đƣờng 23 Sinh Ha), đƣờng Phôn Khênh (hiện là đƣờng Kay Sỏn Phôm Vị Hản) và đƣờng Si Bun Hƣơng. PaTuXay nằm trên vị trí rất quan trọng ở thủ đô Viêng Chăn là trung tâm vui chơi giải trí và thể thao của nhân dân thủ đô Viên Chăn.

PaTuXay phía Bắc là một đƣờng lát gạch hai bên là vƣờn hoa và xây cảnh rất rộng với hai bề phun nƣớc. Phía Nam có một lối đƣờng từ quốc lộ Lạn Xạng đi vào của PaTuXay và hai bên là vƣờn hoa cây cảnh với một bề phun nƣớc khiến cho PaTuXay có một vẻ đẹp rất riêng và đầy giá trị lịch sử của Lào.

PaTuXay đƣợc xây dựng năm 1957. Những năm xây dựng PaTuXay do Đại tƣớng Phum Mi No Sa Văn làm thủ tƣớng vƣơng quốc Lào và đƣợc chọn mẫu kiến trúc của Đại tƣớng Thăm Say Nha Sit Sể Na. Kiến trúc PatuXay giống nhƣ tháp L’arc de Triumphe của Pháp. Và xây dựng đại lộ Lạn Xạng thành Champs Elyse. PaTuXay có 4 cửa ở 4 mặt theo 4 hƣớng Đông - Tây - Nam - Bắc. Và cửa thắng lợi Acdertriom - Pari chỉ có 2 cửa. PaTuXay có hai tên gọi đó là A Nụ Sả Vạ Li (Đài tƣởng niệm) và PaTuXay (Tƣợng đài chiến thắng). Sau khi đất nƣớc Lào hoàn toàn giải phóng nhân dân Lào rƣớc cờ để chào mừng ngày giải phóng 2/12/1975 qua A Nụ Sả Vạ Li (Đài tƣởng niệm) này. Từ đó A Nụ Sả Vạ Li có tên gọi là PaTuXay và đƣợc dùng rộng rãi đến tận bây giờ.

Hình 9: Tƣợng đài chiến thắng Pạ Tu Xay 3.1.3 Du lịch lễ hội

Lào là một nƣớc có hội hè quanh năm từ tháng giêng cho đến tháng chạp. Ngƣời Lào gọi lễ hội là Bun. Hết Bun là làm phúc, cho bản thân mình và phúc cho ngƣời. Làm phúc cho ngƣời để cầu phúc cho mình là phản ánh triết lý nhân quả của đạo Phật.

Vì vậy, việc làm phúc một cách tự nguyện và điều đó đã trở thành niềm vui cuộc sống. Dân tộc Lào là cƣ dân nông nghiệp đang còn dạng tự nhiên, quanh năm sống với đồng ruộng sông núi tiếp xúc với thiên nhiên. Vì thế hội hè vui chơi tập thể trở thành nhu cầu thiết yếu của cuộc sống tinh thần, đồng thời là văn hóa truyền thống của nhân dân. Họ lao động cực nhọc quanh năm để có cơm no, áo ấm và hội hè vui chơi. Hội hè là nơi tiếp xúc giao lƣu giữa các làng bản, là dịp may cho những cuộc hội ngộ tình tứ dao duyên, là sự tăng cƣờng đoàn kết gắn bó trong nhân dân, là nơi khoe tài đua sắc trong các cuộc múa hát, thi pháo, đua thuyền, văn hóa nghệ thuật dân tộc.

- Hội năm mới:

Hàng năm cứ đến các ngày 13, 14, 15 hoặc 14, 15, 16 tháng 5 theo lịch Lào (khoảng giữa tháng 4 dƣơng lịch), nhân dân Lào tổ chức ngày hội năm mới (Bun po may). Lễ hội có 3 ngày chính: Ngày thứ nhất là ngày Xẳng Khản luồng, ngày thứ hai Xẳng Khản Nâu, ngày thứ 3 là ngày Xẳng Khản Khựn. Nội dung chính của lễ hội đƣợc diễn ra vào ngày Xẳng Khản Luồng tức là ngày chuẩn bị đón năm mới. Nhà chùa rƣớc tƣợng Phật từ Xỉm (phật điện) đƣa ra ở sân chùa và chuẩn bị nƣớc tắm Phật (nặm môn). Ngày Xẳn Khản Nâu là ngày tết chính của năm mới, vào buổi sáng mọi ngƣời mặc quần áo gọn gàng, cùng mang các đồ bánh kẹo, hoa quả và một âu nƣớc thơm để mang đến chùa dự lễ tắm Phật. Khi các tín đồ đến đông đủ tăng lữ bắt đầu đọc kinh, mọi ngƣời ngồi nghiêm trang hai tay chắp trƣớc ngực lắng nghe những lời cầu nguyện. Sau đó ngƣời dân Tắc Bạt. Tiếp đó, các sƣ là ngƣời đầu tiên đƣợc té nƣớc thơm cho các pho tƣợng Phật đã bày ngoài sân qua cái máng tắm phật hình Naga (nƣớc đƣợc ngâm với nhiều loại hoa có hƣơng) tắm Phật, sự tăng cầm những cánh hoa nhúng vào “nƣớc thiêng” ấy vẩy cho mọi ngƣời đến làm lễ, coi là ban phƣớc lành, chúc điều tốt lành năm mới đến. Những giọt nƣớc vẩy lên cao rồi rơi xuống tƣợng trƣng cho những hạt mƣa rơi (ý niệm cầu mƣa). Sau khi nghi lễ ở phần chùa mới tới phần vui chơi dân gian, ngƣời ta chúc nhau bằng những gáo nƣớc đổ lên ngƣời (té nƣớc) với ƣớc mong rồi sau đó ngƣời dân mới té sau, nƣớc sau khi tắm Phật xong ngƣời Lào gọi là Nặm

Môn ( nƣớc có lộc), đƣợc mang về tắm cho ngƣời thân, ông bà, cha mẹ,...để rửa những gì xấu xí không tốt lành trong năm cũ qua đi và đón sự tốt đẹp, may mắn của năm mới. Trong tâm thức của ngƣời Lào nƣớc là một yếu tố rất quan trọng, vì nƣớc đem lại sự sống mãnh liệt cho vạn vật và con ngƣời.

Lễ té nƣớc tắm tƣợng Phật trong các chùa hay các khu vực vui chơi giải trí khác diễn ra hết ngày và buổi tối còn tổ chức lễ rƣớc nến, nghe kinh phật ở chùa hoặc trong bản làng rất sôi động. Tiếp ngày Xẳn Khản Khựn (ngày mùng một tết) mọi ngƣời vẩn tham gia các hoạt động trò chơi trong chùa và tiếp tục tắm Phật, nếu ngƣời nào tắm các pho tƣợng Phật tại 9 ngôi chùa thì ngƣời đó có phúc lộc nhiều trong cuộc sống. Ngoài ra còn có nhiều ngƣời vào chùa buộc chỉ cổ tay với các nhà sƣ trong chùa để cầu may mắn, hạnh phúc. Trong những ngày tết ngƣời dân hay vào chùa để biếu đồ, tiền cho sƣ, quyên góp cho các quỹ từ thiện để xây chùa và giúp đỡ ngƣời nghèo khổ,...cùng với lễ hội này còn có tục lệ thả động vật nhƣ chim cá, rùa. Đây củng là một hành động phát sinh.Ngoài ra các nhà sƣ cùng với ngƣời dân làm lễ Tọp Phạ Thạt Xai (xây ngôi tháp bằng cát), trên ngôi tháp cát này đƣợc trang trí bằng hoa, lá cờ tƣợng trƣng cho ngôi mộ những ngƣời đã mất.Sau đó nhà sƣ và mọi ngƣời cầu nguyện gặp mọi sự bình yên,

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)