Cơ sở pháp lý hiện nay về bảo vệ môi trƣờng du lịch văn hóa ở Viên Chăn

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 39)

1.5.1. Về du lịch

- Triển khai qui hoạch du lịch thành phố Viên Chăn theo qui định hiện hành; tổ chức công bố quy hoạch sau khu đƣợc phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của thành phố theo Quy chế của Sở văn hóa thông tin và Du lịch;

- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của Thành phố;

- Tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phƣơng, điềm du lịch địa phƣơng; tuyến du lịch địa phƣơng; công bố sau khi có quyết định công nhận;

- Cấp, sửa đổi bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nƣớc ngoài đặt trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố;

- Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;

- Thẩm định, quyết định và tái thẩm định việc xếp cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lƣu trú du lịch cho bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lƣu trữ du lịch khác;

- Thẩm định và cấp biển hiệu đạt liêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch;

- Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu lại thẻ hƣớng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Sở Văn hóa thông tin và Du lịch;

- Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chƣơng trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của thành phố sau khi đƣợc phê duyệt;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch;

- Thẩm định, tham gia thẩm định các dự án đầu tƣ, phát triển liên quan đến văn hóa thông tin và du lịch trên địa bàn thành phố;

- Tham mƣu giúp UBND thành phố quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân; hƣớng dẫn và kiểm tra hoạt động đối với các hội và tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực văn hóa thông tin và du lịch theo quy định của pháp luật;

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật;

- Tham mƣu với UBND thành phố về việc tổ chức các lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch quy mô cấp thành phố;

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vãn hóa thông tin và du lịch theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND thành phố Viên Chăn;

- Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về văn hóa thông tin và du lịch đối với Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND quận, huyện, xã trực thuộc;

- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện đối với các tài năng văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao; đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch trên địa bàn thành phố;

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lƣơng và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố;

- Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao và thực hiện ngân sách đƣợc phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố;

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định với UBND thành phố và Bộ Văn hóa thông tin và Du lịch.

Về di sản văn hóa:

- Tồ chức thực hiện quy chế giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Viên Chăn sau khi đƣợc phê duyệt.

- Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc địa phƣơng quản lý sau khi đƣợc phê duyệt.

- Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn thành phố.

- Hƣớng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sƣu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài.

- Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Viên Chăn.

- Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích của thành phố có khả năng ảnh hƣởng đến cảnh quan, môi trƣờng của di tích.

- Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở Viên Chăn theo quy định của pháp luật.

- Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật bảo vật quốc gia trong phạm vi thành phố , cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng thành phố và ở sở hữu tƣ nhân .

- Quản lý, hƣớng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngƣỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử tại thành phố Viên Chăn.

1.5.2. Về môi trƣờng

- Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trƣờng; điều tra, xác định khu vực môi trƣờng bị ô nhiễm, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trƣờng; lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trên địa bàn thành phố và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng theo quy định của pháp luật; kiểm tra và xác nhận việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng của các cơ sở đó.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng do các sự cố môi trƣờng gây ra theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, đề án bảo vệ môi trƣờng, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố; hƣớng dẫn, kiểm tra và xác nhận việc thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt.

- Trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và triển khai chiến lƣợc, quy hoạch quản lý chất thải, địa táng, hỏa táng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố; tổ chức công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý việc xử lý chất thải.

- Tham mƣu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý về vệ sinh môi trƣờng, dịch vụ vệ sinh đô thị (thu gom, lƣu chứa, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn y tế, chất thải từ dịch vụ du lịch,

chất thải nguy hại, chất thải rắn xây dựng, bùn thải), định mức, đơn giá, tiêu chuẩn chất lƣợng vệ sinh đô thị.

- Xây dựng và phê duyệt quy trình kỹ thuật, cự ly, khối lƣợng công việc của công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt để làm cơ sở ký hợp đồng giao khoán chuyên môn, lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu. Xây dựng và khai thác các công trình phục vụ vệ sinh đô thị, dịch vụ du lịch văn hóa.

- Thực hiện việc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất theo thẩm quyền.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện chƣơng trình, đề án bảo vệ, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trƣờng liên ngành, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nƣớc theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Hƣớng dẫn xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trƣờng theo quy định của pháp luật; thống kê, lƣu trữ số liệu về môi trƣờng tại địa phƣơng.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trƣờng thuộc phạm vi chức năng của Sở.

- Tổ chức việc thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải, chất thải rắn thông thƣờng trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý Quỹ tái chế chất thải thành phố và các loại quỹ bảo vệ môi trƣờng khác (nếu có) theo phân công của UBND thành phố.

Đối với ủy ban nhân dân các cấp:

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Hỗ trợ cho các cơ quan Nhà nƣớc thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng địa phƣơng.

- Tổ chức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trƣờng, theo dõi tình hình việc tổ chức các lễ hội, các sự kiện diễn ra, các ảnh hƣởng gây suy thoái môi trƣờng, sự cố môi trƣờng ở địa phƣơng.Theo dõi nắm bắt công tác khắc phục, giữ gìn vệ sinh cảnh quan đô thị sau khi các lễ hội, sự kiện sảy ra. Kịp thời đề xuất lên cấp trên các kiến nghị về bảo vệ môi trƣờng khi có sự cố môi trƣờng tai địa phƣơng.

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Ðịnh kỳ 6 tháng hoặc đột xuất cung cấp thông tin về diễn biến môi trƣờng tại địa phƣơng với uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

- Tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phƣơng.

Chính sách về bảo vệ môi trường

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cƣ, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trƣờng.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cƣơng trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng.

- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.

- Ƣu tiên giải quyết các vấn đề môi trƣờng bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng; phục hồi môi trƣờng ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trƣờng đô thị, khu dân cƣ.

- Đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng là đầu tƣ phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trƣờng trong ngân sách nhà nƣớc hằng năm.

- Ƣu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng và các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trƣờng cho phát triển.

- Tăng cƣờng đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trƣờng; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trƣờng.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trƣờng; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng.

- Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trƣờng; tăng cƣờng, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng chính quy, hiện đại.

Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích:

- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi ngƣời tham gia bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.

- Phát triển, sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn.

- Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trƣờng, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. - Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trƣờng.

- Đầu tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trƣờng; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trƣờng.

- Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trƣờng.

- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trƣờng của cộng đồng dân cƣ.

- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trƣờng.

Những hành vi bị nghiêm cấm

- Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. - Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phƣơng tiện, công cụ, phƣơng pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lƣợng theo quy định của pháp luật.

- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

- Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trƣờng.

- Thải chất thải chƣa đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nƣớc.

- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vƣợt quá tiêu chuẩn môi trƣờng cho phép.

- Gây tiếng ồn, độ rung vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phƣơng tiện không đạt tiêu chuẩn môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)