Danh sách các vấn đề môi trƣờng trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 97 - 102)

trung vào việc khôi phục lại các lễ hội, các trò chơi dân gian và món ăn đặc sản của lễ hội. Hiện nay, công tác tổ chức quản lý còn thiếu chặt chẽ và còn hạn chế nhiều về công tác nghiệp vụ nên tại vào mùa lễ hội các vấn đề môi trƣờng vẫn thƣờng xuyên xãy ra nhất là khi lễ hội kết thúc. Do điều kiện kinh tế thuận lơi thủ đô Viêng Chăn là một trong những thành phố phát triển bậc nhất của đất nƣớc Lào Lạn Xạng nên lễ hội tại đây đƣợc diễn ra thƣờng xuyên; quy mô của các lễ hội cũng đã thay đổi nhiều so với giá trị ban đầu và nội dung khác xƣa. Lễ hội chỉ còn mang tính chất tập tục qua lễ nghi cúng bái ở nơi tổ chức lễ hội hoặc tại các ngôi chùa, ngoài ra phần lớn là đễ kinh doanh dịch vụ. Vì vậy, lễ hội bị biến thành đối tƣợng khai thác kinh tế mà xao lãng đi chức năng văn hóa cao đẹp của giá trị văn hóa nghệ thuật. Công tác tu bổ, tôn tạo di tích, phục hồi lễ hội nhiều nơi chƣa thống nhất, thiếu nghiên cứu khoa học dẫn đến sự tùy tiện, vi phạm Luật Di sản văn hóa, ảnh hƣởng tới môi trƣờng cảnh quan. Đặc biệt, thành phố chƣa dự báo đƣợc xu thế phát triển của các loại hình lễ hội, nên còn bị động, lúng túng, chƣa đủ tiềm lực để đầu tƣ cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng với yêu cầu lƣợng khách tăng cao là nguyên nhân làm nảy sinh về các vấn đề môi trƣờng.

3.5. Các ƣu tiên quản lý môi trƣờng

3.5.1 Danh sách các vấn đề môi trƣờng trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viêng Chăn Chăn

Trên cơ sở định hƣớng từ công tác các kết quả điều tra kết hợp thảo luận đóng góp ý kiến các vấn đề môi trƣờng hiện tai trong bối cảnh tăng cƣờng phát triển hoạt động du lịch văn hóa tại Viên Chăn, chính quyên và các cơ quan ban ngành về môi trƣờng, du lịch đã xác định các vấn đề môi trƣờng quan tâm trƣớc mắt là :

- Sự xuống cấp về vấn đề môi trƣờng trong du lịch: chất lƣợng môi trƣờng tại Viên Chăn nhƣ môi trƣờng không khí, môi trƣờng nƣớc, hệ sinh thái,... hiện đang chịu tác động xấu từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan do các hoạt động kinh tế - xã hội, dịch vụ đặc biệt tài các khu du lịch trọng điểm, tại các khu trung tâm củng nhƣ trên

sông Mê - kông là những nguồn gây ô nhiễm, làm xuống cấp chất lƣợng môi trƣờng, ảnh hƣởng đến hoạt động và sự phát triển du lịch bền vững.

- Vấn đề thoát nƣớc: hiện các khu vực trung tâm nhƣ quận Chăn Thạ Bu Li,... các hệ thống thoát nƣớc, xữ lý nƣớc thải đã lỗi thời và không đáp ứng đƣợc nhu cầu, nƣớc mƣa nƣớc thải sinh hoạt, sản xuất, du lịch, dịch vụ, thƣơng mại đƣợc thải trực tiếp ra các hồ, sông Mê - kông. Chính vì thế vào mùa mƣa, mực nƣớc mƣa lớn lƣợng nƣớc tiêu thoát ra sông không kịp thành phố xảy ra hiện tƣợng ngập lụt, làm gián đoạn việc kinh doanh dịch vụ, ảnh hƣởng đến việc đi lại, sinh hoạt của ngƣời dân, du khách và làm xáo trộn cuộc sống của cộng đồng địa phƣơng. Hiện tƣợng này đã đƣợc phản ánh rất nhiều qua nhiều năm, đến nhiều các cấp chính quyền nhƣng đến nay vẩn chƣa đƣợc giải quyết hợp lý dẫn đến nhiều bức xúc trong cộng đồng. Từ lý do này chính quyền thành phố đã xác định và chọn lựa đây là một trong những vấn đề hàng đầu cần đƣợc quan tâm trong quá trình phát triển du lịch văn hóa bền vững tại thành phố.

- Chất thải phát sinh đặc biệt là rác thải: các chất thải phát sinh tại Viên Chăn hiện nay chƣa đƣợc quan tâm đáng kể, chiếm 75%. Trong tƣơng lai việc đầu tƣ phát triển du lịch văn hóa sẽ càng làm phát sinh lƣợng chất thải lớn, tạo thêm áp lực cho ngành môi trƣờng, ngành du lịch củng nhƣ cộng đồng địa phƣơng. Do đó, chính quyền đã lựa chọn việc chất thải phát sinh củng là vấn đề cấp thiết cần quan tâm, đặc biệt là chất thải rắn, nhằm tạo điều kiện tập trung giải quyết các vấn đề vận chuyển, thải bỏ, xử lý và quản lý chất thải, hƣớng đến hạn chế và giảm thiểu dần lƣợng chất thải phát sinh tại đia phƣơng.

- Nhận thức về môi trƣờng: có tính quan trọng cao, nó ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý môi trƣờng. Bỡi lẽ chỉ khi nào cộng đồng có nhận thức rõ nét về môi trƣờng, có mối quan tâm đặc biệt đối với môi trƣờng thì công tác bảo vệ môi trƣờng trong du lịch văn hóa mới thu đƣợc các kết quả cao.

- Năng lực quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng: trong giai đoạn sắp tới quá trình phát triển du lịch văn hóa sẽ phát sinh các tác động đáng kể đến môi trƣờng. Do đó,

cần có sự quan tâm sắp xếp, bố trí nhân sự cán bộ phụ trách môi trƣờng ở địa phƣơng một cách bài bản, chuyên môn và khoa học để có năng lực, kiến thức xây dựng, triển khai và giám sát các chƣơng trình hành động bảo vệ môi trƣờng, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ du lịch - dịch vụ phát triển.

- Chính sách về môi trƣờng: là yếu tố then chốt để công tác bảo vệ môi trƣờng trong du lịch văn hóa phát triển. Có các chính sách quy mô, đúng đắn hợp lý sẽ giúp cho hệ thông quản lý môi trƣờng đƣợc kiện toàn.

3.5.2 Các vấn đề ưu tiên về quản lý

Việc lựa chọn các vấn đề ƣu tiên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng là rất quan trọng. Các vấn đề ƣu tiên đƣợc lựa chọn dựa trên các mục tiêu cụ thể theo định hƣớng của chƣơng trình thực hiện 2005 - 2010 đã đề cập ở các chƣơng trƣớc và định hƣớng phát triển du lịch văn hóa giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến 2020, các hoạt động ƣu tiên về môi trƣờng cần đƣợc thực hiện trong du lịch văn hóa trong thời gian tới bao gồm:

Tập trung xử lý các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương:

- Tập trung kinh phí đầu tƣ xây dựng hạ tầng xử lý môi trƣờng tại các khu du lịch, điểm du lịch trƣớc mắt là các khu du lịch tại các vùng trung tâm, đồng bộ với việc đầu tƣ xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác nhằm đảm bảo hoạt động du lịch không gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Xử lý các điểm tồn đọng chất thải độc hại, không thể tái chế (các khu chứa, các bãi rác tập trung)

- Tập trung các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch vào các khu du lịch lớn để tránh tình trạng phân tán các chất ô nhiễm. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí trong xây dựng cơ sở hạ tầng và thuận lợi cho công tác quản lý môi trƣờng.

- Đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh bãi chôn lấp chất thải rắn tại các khu vực ngoại thị, hoàn chỉnh các hạng mục xử lý môi trƣờng tại các bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung ở

các huyện, thị. Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực thu gom và xử lý chất thải răn và phấn đấu đến 2020, 90% các huyện, thị đều có bãi xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh.

- Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trƣờng tại các cơ sở dịch vụ (các chợ, bệnh viện cấp huyện…).

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch tại các khu du lịch trên toàn thành phố, đặc biệt giám sát dịch vụ du lịch - thƣơng mại đƣờng bộ tại cửa khẩu hữu nghị Lào - Thái.

Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm:

- Tiến hành điều tra và xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn toàn thành phố. Thực hiện thƣờng xuyên và nghiêm túc chƣơng trình quan trắc môi trƣờng đã đƣợc phê duyệt để đƣa ra những dự báo về diễn biến môi trƣờng.

- Quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đô thị, dịch vụ và nƣớc thải đô thị. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và kiên quyết ngăn chặn phát sinh các cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm mới. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến nhằm góp phần giảm nhẹ ô nhiễm môi trƣờng. Phấn đấn 100% các khu du lịch, các địa điểm tổ chức lễ hội có hệ thống kiểm soát môi trƣờng hiệu quả.

- Khuyến khích sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trƣờng, dễ tiêu huy giảm nguy cơ cho môi trƣờng đất, nƣớc và hệ sinh thái.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng, bao gồm cả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đã đƣợc phê duyệt và trong bản cam kết bảo vệ môi trƣờng.

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ở địa phƣơng, khu du lịch, khu lƣu trú, địa điễm diễn ra các lễ hội, sự kiện văn hóa.

- Triển khai thực hiện các đề tài /dự án về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng:

+ Điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trƣờng cảnh quan tại 09 quận của thủ đô Viêng Chăn.

+ Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trƣờng sông Mê - kông và đề xuất giải pháp khắc phục.

+ Điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động khai thác du lịch gây ra và đề xuất giải pháp quản lý, phòng ngừa nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trƣờng.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS trên nền bản đồ chuẩn của thành phố về môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và tải lƣợng ô nhiễm từ các nguồn thải điểm nƣớc thải, khí thải.

+ Triển khai các đề tài, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu

+ Triển khai xây dựng và thực hiện tốt Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng du lịch văn hóa của thành phố giai đoạn 2010-2015 định hƣớng đến năm 2020 theo các điề của Luật Bảo vệ môi trƣờng.

+ Xây dựng đƣợc một nhà máy tái chế chất thải trên địa bàn của tỉnh, để tái sử dụng chất thải và phấn đấu 30% chất thải thu gom đƣợc tái chế.

Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên:

- Quản lý và bảo tồn hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái thành phố. - Tiếp tục triển khai các đề tài/dự án điều tra, đánh giá đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên; đánh giá các nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học, sự xâm nhập của các loài ngoại lai và xây dựng các biện pháp khắc phục.Tăng cường năng lực quản lý môi trường:

- Tăng cƣờng về số lƣợng và chất lƣợng cán bộ quản lý môi trƣờng từ cấp tỉnh đến cấp thị trấn (ở cấp thị phải có cán bộ chuyên trách về môi trƣờng). Tập huấn và bồi dƣỡng để nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trƣờng các cấp.

- Hoàn thiện cơ chế bảo vệ môi trƣờng ở các cấp và chú trọng sự phối hợp giữa các sở (cấp thành phố), phòng/ ban (cấp huyện, xã, thị trấn). Phân cấp, phân công rõ ràng nhiệm vụ của Phòng môi trƣờng cấp huyện, cụ thể hoá chức năng và nhiệm vụ của cán bộ quản lý môi trƣờng cấp xã, phƣờng, thị trấn.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)