Các công trình nghiên cứu liên quan tới Du lịch và bảo vệ môi trƣờng của Thủ đô Viên Chăn:
Luận án tiến sĩ của tác giả Khăm Ma Ni Suridet, năm 2009: “Nghiên cứu sự thay đổi dân số và phân bố dân cƣ nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Tác giả tiến hành nghiên cứu khái quát chung dân số, sự phân bố dân cƣ, thành phần các dân tộc của Lào. Trong đó tập trung vào nghiên cứu cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, phần tích các nét văn hóa đặc trƣng của các dân tộc và chỉ ra sự khác nhau giữa các vùng du lịch trong cả nƣớc, đồng thời đề
xuất các giải pháp qui hoạch du lịch theo sự phân bố của dân cƣ.
Luận án tiến sĩ của tác giả Keng LorBliaYao, năm 2007: “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Lào từ năm 1975 đến năm 2000”.
Luận án nghiên cứu sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại các vùng nông thôn của Lào từ năm 1975 – 2000. Và đề xuất việc quản lý và giữ gìn các loại hình văn hóa đặc trƣng cho các vùng miền trong cả nƣớc.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Somphong Vongxay, ngày 15 tháng 3 năm 2010: “Phân tích xúc tiến du lịch thiên nhiên và vă hóa của nƣớc CHDHND Lào”. Tác giả nghiên cứu chung về hiện trạng du lịch chung của đất nƣớc Lào từ năm 2004 - 2007. Đồng thời phân tích sự phát triển của loại hình du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa nhƣ thế nào. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng trong các khu du lịch, chỉ rõ những biện pháp cụ thể áp dụng cho từng loại hình du lịch khác nhau.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Bounsavanh PHENGNUNTHI, tháng 8 năm 2010: “Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định của khách du lịch quốc tế đến du lịch tại thủ đô Viêng Chăn”.
Trong đó, tác giả tập chung đi sâu nghiên cứu tập về khách du lịch quốc tế đến Thủ đô Viêng Chăn. Làm rõ những vấn đề nhƣ: khách du lịch thăm những gì, ở đâu, hình thức tổ chức nhƣ thế nào, cách thức thu hút khách quốc tế của Thủ đô ra sao. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những vấn đề môi trƣờng nảy sinh từ các hoạt động du lịch đến các địa điểm du lịch.
Tác giả Sisamone Sauphanit, tháng 8 năm 2010: “Tìm hiểu những yếu tố thu hút khách Du lịch đến du lịch tại Cố đô Luangprabang”.
Nói về hoạt động du lịch ở tỉnh Luangprabg của Lào, chỉ ra các loại hình du lịch đang đƣợc khai thác tại đó: du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch lễ chùa. Đây là nơi có nhiều chùa đẹp nhất trong cả nƣớc. Từ đó, nêu lên những định hƣớng phát triển du lịch tại những dịa danh nổi tiếng nhƣ: chùa
Xingthong, chùa Phuxi, nhà thờ Vua…và khu du lịch sinh thái: vƣờn thác Sẻ, vƣờn thác Quangxi….
Tác giả Amphone Vibunsak, tháng 7 năm 2009: “Quản lý Du lịch về mục đích bảo tồn của Huyện Phathoumphone của tỉnh Champasack”.
Nghiên cứu về hiện trạng du lịch tại huyện Phathoumphone nhằm mục đích bảo tồn các giá trị du lịch văn hóa đặc trƣng của huyện nhƣ: du lịch văn hóa nhà sàn, dân tộc Klieng (cổ dài); vƣờn sinh thái Champi bên bờ suối Champi
Hoạt động du lịch ngày càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này. Trong khi đó công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng trong các hoạt động du lịch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn làm cho môi trƣờng tại những địa điểm diễn ra các hoạt động du lịch đang dần bị hủy hoạt nghiêm trọng. Các công trình nghiên cứu trƣớc đây về du lịch cũng có đề cập đến vấn đề môi trƣờng nảy sinh từ các hoạt động du lịch, nhƣng nhìn chung các nghiên cứu mới chỉ ra một vấn đề cụ thể về môi trƣờng tại một vùng cụ thể mà chƣa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu tổng quát các vấn đề môi trƣờng nảy sinh trong các hoạt động du lịch.
Thủ đô Viên Chăn không chỉ là vùng du lịch có tiềm năng thu hút khách du lịch với những công trình kiến trúc đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trƣng và vô cùng phong phú của Lào, với các phong tục, tập quán, các lễ hội và thói quen sinh hoạt rất đa dạng. Đây chính là một lợi thế tạo nên tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu vực này. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tôi nhận thấy hoạt động du lịch văn hóa tại thu đô Viêng Chăn vẫn còn gặp nhiều khó khăn để phát triển. Hoạt động du lịch hiện nay chƣa đƣợc thực hiện một cách đồng bộ mà chủ yếu là mang tính tự phát từ các hộ dân cƣ, các ngƣời dân hoặc do các công ty du lịch tổ chức mà chƣa có sự quản lý thống nhất, đồng bộ từ các ban ngành lãnh đạo của tỉnh. Cũng chƣa có một công trình nghiên cứu nào thực hiện một cách tổng thể về ngành du lịch, cũng nhƣ những vấn đề môi trƣờng nảy sinh trong tất cả các hoạt động du lịch trên cả nƣớc nói chung và tại Thủ đô Viên Chăn nói riêng. Vì vậy tác giả đã kế thừa những kết quả nghiên cứu của những
công trình khác để nhằm làm rõ hơn mục đích nghiên cứu của đề tài. Với mục tiều đẩy mạnh đƣợc các loại hình du lịch văn hóa đƣợc phát triển rộng khắp trên toàn bộ thủ đô Viên Chăn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đặc trƣng của đất nƣớc Lào, đồng thời góp phần hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra từ những hoạt động du lịch đó tới môi trƣờng Từ đó đƣa ra những đề xuất góp phần xây dựng ngành du lịch ở Thủ đô Viên Chăn theo hƣớng bền vững [24].