Những định hƣớng bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 102 - 104)

Chăn đến năm 2020

Mục tiêu bảo vệ môi trƣờng trong chiến lƣợc phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn đến năm 2020 bao bồm các phƣơng án mang tính tổng hợp cao nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và đảm bảo cho việc phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa một cách bền vững, các phƣơng án cụ thể bao gồm:

- Thực hiện nghiêm túc luật môi trƣờng trong nghị quyết về luật bảo vệ môi trƣờng đƣợc Quốc hội Lào thông qua vào ngày 03 tháng 4 năm 1999 và các quy chế bảo vệ môi trƣờng do Bộ văn hóa thông tin và du lịch đề ra.

- Phân tích đánh giá chi tiết và cân nhắc kỹ lƣỡng đối với các dự án về du lịch, dự án phát triển các khu du lịch và phải có báo cáo đánh giá về tác động của các dự án đối với môi trƣờng theo pháp luật đã ban hành. Quy hoạch phát triển du lịch, các dự án du lịch và dự án các ngành khác, thƣờng xuyên giám sát các tác động của dự án đối với dự án trong quá trình triển khai xây dựng và trong quá trình hoạt động. Đặc biệt chú trọng đến chất lƣợng, nguồn thải của nƣớc thải và các chất thải khác. Phối hợp với Sở Môi trƣờng để thực hiện thu phí ô nhiễm môi trƣờng, xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm bảo vệ môi trƣờng, các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Xây dựng năng lực quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng du lịch. Sở Văn hóa Thông tin - Du lịch Viên Chăn và cơ quan cấp huyện với nhiệm vụ tham mƣu, xem xét, thẩm định phê duyệt đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án phát triển du lịch, quản lý, theo dõi, giám sát các tổ chức kinh doanh du lịch đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng, đề ra các chính sách, lập kế hoạch và ban hành các văn bản pháp quy trong bảo vệ môi trƣờng du lịch. Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu quản lý, đánh giá môi trƣờng. Hàng năm, vào các vụ du lịch cần phải phối hợp với bộ phận quan trắc môi trƣờng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng để tiến hành lấy mẫu quan trắc đánh giá mức độ ô nhiễm tại khu du lịch và tại sông Mê - kông. Tăng cƣờng giám sát chất thải, nƣớc

thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, giải quyết dứt điểm vấn đề thải gây ô nhiễm môi trƣờng và tiến tới xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng đối với các đối tƣợng có liên quan đến các khu bảo tồn, khu di sản văn hóa; cộng đồng dân cƣ sống trong khu bảo tồn, các tổ chức cơ quan điều hành các tour du lịch và kể cả khách du lịch đến tham quan trong thành phố.Nâng cao nhận thức môi trƣờng cho cộng đồng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau nhƣ: phổ biến các kiến thức pháp luật, phổ cập nhận thức môi trƣờng theo các chƣơng trình và thông tin môi trƣờng nhƣ tivi, đài, báo... Có thể tổ chức cho khách du lịch tham gia vào các chƣơng trình bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng sạch đẹp nhƣ cho rác vào túi giấy, thi tìm hiểu về môi trƣờng tại các khu du lịch... Tăng cƣờng các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng cho khách du lịch, những ngƣời làm nghề du lịch và ngƣời dân địa phƣơng thông qua các trung tâm đón tiếp khách, các buổi nói chuyện, chiếu phim, triển lãm ảnh và các ấn phẩm…

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về nghiệp vụ môi trƣờng trong hoạt động du lịch. Đƣa các kiến thức về tài nguyên, môi trƣờng, văn hóa, xã hội vào các chƣơng trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực của ngành (kiến thức về các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo đƣợc, các hệ sinh thái tự nhiên, nhân văn, các loại hình ô nhiễm và biện pháp bảo vệ...).Định kỳ mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức tài nguyên, môi trƣờng cho đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang làm việc trong ngành Du lịch tại các khu du lịch. Xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao đáp ứng đƣợc yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ khoa học môi trƣờng. Tìm kiếm và sử dụng kịp thời sự trợ giúp quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu các kinh nghiệm nƣớc ngoài thông qua các học bổng, hội nghị, hội thảo quốc tế, chƣơng trình trao đổi chuyên gia để chuyển giao công nghệ và trao đổi kinh nghiệm [20].

- Tăng cƣờng giám sát xử phạt các hành vi xâm phạm đến môi trƣờng. Tiến hành thu phí môi trƣờng tại các khu du lịch. Các cơ quan chức năng phối hợp để thực

hiện thu phí ô nhiễm môi trƣờng, xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm bảo vệ môi trƣờng, các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trƣờng; Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cƣờng năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trƣờng; Phát triển ngành kinh tế môi trƣờng để hỗ trợ các ngành kinh tế du lịch văn hóa. Giải quyết các vấn đề môi trƣờng, thúc đẩy tăng trƣởng, tạo thu nhập và việc làm; Tăng cƣờng và đa dạng hóa đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng; Thúc đẩy hội nhập và tăng cƣờng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng. Trong giai đoạn 2011- 2020 định hƣớng hợp tác quốc tế với các hoạt động chủ yếu nhƣ: Hoạt động nâng cao nhận thức môi trƣờng và truyền thông môi trƣờng; Đề xuất dự án môi trƣờng: tiêu thụ và sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trƣờng, bền vững, kiểm soát ô nhiễm và khắc phục các sự cố môi trƣờng, Bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm; Hoạt động chuyển giao công nghệ xử lý môi trƣờng; Chƣơng trình cảnh báo sớm về thiên tai; Các mô hình thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)