Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 28)

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Viên Chăn là thủ đô của đất nƣớc Lào, nằm ở miền trung Lào. Phía Bắc thủ đô giáp tỉnh Viên Chăn, Phía Nam giáp tỉnh BoliKhamXay, phía đông giáp tỉnh XaySomBun, phía tây giáp tỉnh NoongKhai (Thái Lan).

Địa hình thủ đô Viên Chăn là thuộc đồng bằng lớn nhất trong bốn đồng bằng của Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sông Mê- Kông là biên giới tự nhiên giữa thủ đô Viên Chăn và Thái Lan.

Thủ đô Viên Chăn có 9 huyện (Mƣờng), với dân số khoảng hơn 598.000 ngƣời, với bình quân là 149 ngƣời/km2, cƣ dân nơi đây chủ yếu là Lào Lùm, ngoài ra còn một số ngƣời ngoại kiều nhƣ ngƣời Việt và một số ít ngƣời Hoa sinh sống. Mảnh đất này luôn giữ vai trò quan trọng trên các lĩnh vực nhƣ: chính trị, văn hóa, xã hội... của đất nƣớc.

Viên Chăn trở thành thủ đô sau khi vua Xay Sêt Tha Thị Lạt dời đô từ Luông Pha Bang về Viên Chăn từ thế kỷ XVI ( năm 1560). Lý do để nhà vua dời đô từ Luông Pha Bang về Viên Chăn là do thời kỳ đó Luông Pha Bang do có vị trí gần vị trí gần với Myanmar và hai nƣớc luôn có chiến tranh với nhau, Myanmar luôn đe dọa tấn công Luông Phạ Bang. Còn Viên Chăn là vùng đồng bằng phì nhiều màu mỡ, kinh tế rất phát triển phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc thời kỳ đó [30].

Đất đai Viên Chăn rất rộng lớn, hợp với công trình xây dựng thủ đô của đất nƣớc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội,...

Viên Chăn là một thủ đô có mối quan hệ giao lƣu kinh tế - văn hóa với các nƣớc trong khu vực Đông Nám Á và trên thế giới, qua các thời kỳ khác nhau đặc biệt là khi Viên Chăn trở thành thủ đô Lào vào năm 1916.

Với những lợi thế của vùng đất này đã khiến cho Viên Chăn đang hội nhập với trào lƣu phát triển mọi mặt trong khu vực và thế giới.

Hình 2: Bản đồ thủ đô Viên Chăn

1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa ở Viên Chăn * Tình hình kinh tế * Tình hình kinh tế

Do sự phong phú về địa hình cộng với điều kiện khác biệt về tự nhiên và vị trí địa lý khiến cho cơ cấu kinh tế nơi đây phong phú đa dạng, trong đó nghề buôn bán là chủ yếu, bởi khu vực này là một luồng tăng trƣởng kinh tế Viên Chăn - Sa Văn Na Khệt - Pak Sê và một tam giác quốc tế Lào - Thái Lan - Việt Nam. Viên Chăn có một vị trí thuận lợi về giao thông đƣờng bộ và đƣờng thuỷ, là điều kiện tốt để phát triển buôn bán trên sông nƣớc, trao đổi hàng hoá với nhiều trung tâm thƣơng mại và các hệ thống chợ

thành phố, huyện, làng đƣợc hình thành khá nhiều và trong đó có chợ tƣơng đối lớn nhƣ: Chợ Sáng, Chợ Chiều, Khua Đin, Thạt Luổng, Thông Khăn Khăm và Si Khay. Với các Chợ Sáng, Chợ Chiều, Khua Đin, Thạt Luổng, Thông Khăn Khăm và Si Khay. Với các mặt hàng chủ yếu là thổ cẩm, rƣợu chè, bánh kẹo, cá tôm và các mặt hàng thủ công nghiệp phục vụ dân trong nƣớc và ngoài nƣớc.

*Tình hình văn hóa - xã hội

Viên Chăn là thủ đô của đất nƣớc Lào. Đây là vùng đất ngàn năm văn hiến, có lịch sử phát triển lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa văn minh từ lâu đời đƣợc xác định trong các thời kỳ trƣớc đây với những di chỉ còn sót lại đƣợc tìm thấy ở nhiều điểm khảo cổ học trên đất nƣớc Lào. Những hiện vật tìm thấy ở các điểm khảo cổ học tự nó đã nói lên một phần nào đó về một quá trình lịch sử từ xa xƣa của dân tộc Lào, quá trình lao động cần cù sáng tạo, kiên cƣờng đấu tranh với thiên nhiên để không ngừng phát triển, tạo nên một nền văn hóa bản sắc. Những giá trị văn hóa đó là những công trình xây dựng lâu đài cung điện, chùa tháp ở khắp nơi trên thủ đô Viên Chăn qua các thời kỳ khác nhau, nhất là thời kỳ thành lập và trở thành thủ đô của nƣớc Lào, từ năm 1560, sau khi dời đô từ cố đô Luổng Phạ Bang về Viên Chăn, do vua Chậu Xay Nha Sệt Tha Thi Lạt. Vì đây là thời gian hòa bình đƣợc lập lại và là thời kỳ phát triển hƣng thịnh của vƣơng quốc Lào Lạn Xạng [31].

Viên Chăn là một mảnh đất có truyền thống hiếu học đã có từ lâu đời của các triều đại phong kiến đã để lại cho ta những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau về văn hóa, chính trị, quân sự,… còn lƣu lại cho đến ngày hôm nay.

Viên Chăn, hiện nay có 118 trƣờng phổ thông cơ sở 487 trƣờng phổ thông trung học (Theo thống kê của sở Giáo dục và Đào tạo thủ đô năm 2006). Về chất lƣợng dạy và học của giáo viên, học sinh không ngừng đƣợc nâng cao đối với truyền thống hiếu học của cha ông để lại đã đƣợc các thế hệ con cháu của thủ đô ngày càng phát triển và đạt đƣợc nhiều thành tích to lớn đối với con cháu Lào thời hiện nay.

Viên Chăn còn là một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng với những di tích lịch sử đã ghi đậm quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của các cha ông

trong các thời kỳ qua, nhất là thế kỷ XIX, vì họ đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhƣ Xiêm và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nên vùng đất này xứng đáng là một vùng địa linh nhân kiệt với nhiều sự kiện lịch sử cho thấy rằng mảnh đất này có bề dày văn hóa, với 5 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia. Đặc biệt ngƣời dân nơi đây đã sáng tạo nên một nền văn hóa dân gian phong phú đa dạng với một kho tàng các lần điệu khắp, lăm, dân ca, ca hát... đƣợc thể hiện rõ nét trong các sinh hoạt lễ hội truyền thống trên địa bàn thủ đô Viên Chăn rất độc đáo.

1.3.3 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Viên Chăn

Ngày nay tại các nƣớc trên thế giới, đời sống vật chất văn hóa tinh thần của ngƣời dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu du lịch là không thể thiếu. Chế độ làm việc 5 - 6 ngày một tuần ở một số nƣớc đang tạo điều kiện cho ngƣời dân có nhiều thời gian rảnh rỗi để đi du lịch. Nhu cầu khách du lịch ngày cang tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị trƣờng kịp thời để thỏa mản mọi nhu cầu của du khách. Theo xu hƣớng phát triển của du lịch đại chúng trong gần đây đã chỉ ra những hƣớng chủ yếu và tính phức tạp của ngành công nghiệp du lịch. Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt và có nhiều di tích, di sản văn hóa lịch sử mà thủ đô Viên Chăn đang có những bƣớc phát triển mạnh mẽ về du lịch văn hóa. Theo dự đoán đến năm 2020, Viên Chăn sẽ vẫn có lƣợng khách du lịch đông đảo và tăng mạnh theo thời gian.

Ở các vùng khác nhau trên CHDCND Lào có sự khác biệt lớn do du lịch mang lại. Tại Viên Chăn Chính phủ và Lãnh đạo thành phố đã có chính sách rất phù hợp với thời đại hiện nay, có xu hƣớng thúc đẩy phát triển ngành du lịch văn hóa. Vì du lịch của Viên Chăn củng là một ngành thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân và làm giàu cho ngƣời dân tại các khu du lịch; đó cũng là một yếu tố rất quan trọng làm cho ngƣời dân các nƣớc trên thế giới ở các tầng lớp khác nhau hiểu biết thêm về phong tục tập quán, hình thức sản xuất, hiểu biết

đƣợc đời sống của nhân dân Lào góp phần xây dựng nền hòa bình, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị.[20]

Bỡi lẽ, Viên Chăn là một kinh đô đã có mặt trên thế giới từ lâu đời, giàu về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên lịch sử văn hóa. Hiện nay, luồng khách du lịch trên thế giới đang dần dần tới tham quan thủ đô đất nƣớc triệu voi ngày càng đông. Khi có khách bƣớc chân tới tham quan Viên Chăn, tất nhiên kèm theo đó sẽ có nguồn kinh phí để trao đổi và sử dụng cho việc đầu tƣ phát triển thành phố. Vì vậy, du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ khá cao. Theo thống kê của cơ quan du lịch thành phố Viên Chăn. Từ 249.255 ngƣời trong năm 1995 tăng lên 486,613 ngƣời trong năm 2000 đã làm cho nguồn thu nhập ngoại tệ của thành phố tăng trên 30 triệu đô la. Năm 2006, số lƣợng khách du lịch là 729.272 ngƣời tăng hơn 26 triệu đô la. Đến năm 2012, số lƣợng khách du lịch là 1.290.031 ngƣời tăng hơn 56.190 triệu đô la.

Bảng 1: Bảng số liệu thống kê khách du lịch đến Viên Chăn từ năm 1993 - 2012

Năm Số lƣợng khách Tỉ lệ thay đổi(%) Thu nhập từ du lịch(USD) 1993 78.055 1994 129.081 + 65.37 1995 249.255 + 93.09 11.544.678 1996 245.259 - 1.61 24.392.315 1997 277.292 + 13.06 30,233.510 1998 292.648 + 5.54 35.858.537 1999 431.962 + 47.60 40.320.143 2000 486.613 + 12.66 42.370.535 2001 429.420 - 11.75 39.199.269

Năm Số lƣợng khách Tỉ lệ thay đổi(%) Thu nhập từ du lịch(USD) 2002 506.677 + 17.99 47.770.938 2003 437.059 - 13.74 38.133.691 2004 544.253 + 24.53 42.320.328 2005 653.212 + 20.00 57.353.258 2006 729.272 + 11.64 68.525.566 2007 869.642 + 19.25 74.868.097 2008 878.507 + 1.02 76.511.579 2009 807.445 - 8.09 60.016.048 2010 995.150 + 23.25 92.491.592 2011 1.126.702 + 13.21 114.258.774 2012 1.290.031 +14.50 124.715.025

Nguồn: “Bộ thông tin-văn hóa và du lịch quốc gia Lào”

Đó là nguồn thu nhập từ khách du lịch quốc tế, ngoài ra còn có sự chi tiêu của khách trong nƣớc đến tham quan để tạo điều kiện giúp các ngành kinh tế của. Thủ đô Viên Chăn có môi trƣờng tự nhiên dễ tạo ấn tƣợng cho khách du lịch và có nhiều kiến trúc xây dựng là di sản có thể thấy qua nghệ thuật, các làng nghề truyền thống , ẩm thực, ngôn ngữ, lễ hội các nghi lễ tôn giáo có từ lâu đời. Thủ đô Viên Chăn nằm ở khu vực chiến lƣợc, là trung tâm tập trung dân số, văn hóa - xã hội có thế mạnh và đặc điểm là đặc trƣng trong việc phát triển và khuyến khích du lịch, không chỉ là du lịch sinh thái, lịch sử và văn hóa gắn liền với việc phát triển của xã hội thủ đô. Đặc biệt hiện nay Thủ đô Viên Chăn đã trở thành trái tim của toàn dân Lào, đồng thời cũng là trung tâm hành chính, QP - AN, là trung tâm văn hóa - xã hội và khoa học, giáo dục...

Phía ngoại ở Viên Chăn có các khu du lịch lớn nhƣ rừng bảo tồn quốc gia Phu Khẩu Khoai, điểm du lịch Đen Xa Vẳn có ý nghĩa là khu vực giải trí nhƣ thần thánh, cán bộ và nhân viên phục vụ đƣợc huấn luyện từ nƣớc ngoài về. Tại đây gồm có Casino nhiều thác nƣớc tự nhiên ở trên quả đồi, bành trƣớng lên đến thủy điện Nặm Ngừm, có rất nhiều trò chơi khác nhau: chèo thuyền, đánh cá, đi ca nô ngắm phong cảnh thiên nhiên và làng xóm của ngƣời dân. Ngoài ra Viên Chăn còn có các nguồn tài nguyên là tiềm năng để phát triển ngành du lịch văn hóa.[29].

Nguồn tài nguyên nước: tại Viên Chăn có sông Mê - Kông là trục giao thông, là nguồn cung cấp thực phẩm to lớn về thủy hải sản, sông có sức tải phù sa lớn và cung cấp lƣợng nƣớc tƣới tiêu cho thành phố. Nƣớc củng là một nguồn tài nguyên phong phú cho ngành công nghiệp du lịch. Nƣớc khoáng là loại tài nguyên tổng hợp mà giá trị kinh tế và chữa bệnh thể hiện rất rõ. Trên thế giới, nhu cầu du lịch kết hợp với an dƣỡng, chữa bệnh dùng nƣớc khoáng giải khát tăng lên đáng kể. Việc đi du lịch chữa bệnh, an dƣỡng ở các nguồn nƣớc khoáng ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế.Nguồn nƣớc khoáng ở Viên Chăn có ở nhiều nơi nhƣng chƣa đƣợc khai thác một cách có hiệu quả, còn mang tính tự phát. Hiện nay ở thủ đô Viên Chăn có nhiều công ty nƣớc khoáng đã và đang đầu tƣ đóng chai nƣớc có chất lƣợng cao, phù hợp với ngƣời tiêu dùng, nhất là ngƣời nƣớc ngoài (ví dụ công ty nƣớc đóng chai nƣớc khoáng Bản Phôn Xạ Vang và công ty nƣớc khoáng ở cây số 18 tại Viên Chăn). Đối với nhiều nơi khác Chính phủ và thành phố đang tiếp tục khai phá, khảo sát và khai thác theo điều kiện cụ thể.

Nguồn tài nguyên sinh vật: giới động thực vật rất có ý nghĩa đối với du lịch, trƣớc hết đó là nguồn thức ăn phong phú, dồi dào cho ngƣời dân địa phƣơng là đối tƣợng tham quan giải trí hấp dẫn khách phƣơng xa, là nguyên liệu của ngành thủ công truyền thống của thành phố mà sản phẩm là những vật lƣu niệm đáng quý. Giới sinh vật còn có vai trò to lớn trong việc giữ gìn môi trƣờng nói chung, đặc biệt càng quan trọng ở các trung tâm du lịch nơi tập trung đông khách.Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa

đã ƣu đãi cho Viên Chăn nhiều loại tài nguyên không những phong phú về số lƣợng mà cả về chất lƣợng.Đất đai màu mỡ, đồng cỏ bao la, rừng có nhiều gỗ quý.Trên quy mô lớn, một trong những đặc trƣng của thành phố là cây cối vào thời kỳ này hay thời kỳ khác của mùa khô tiếp đến mùa nẩy lộc ra hoa. Ở mổi mùa cây cới đều mang vẻ đẹp riêng của những bức tranh phong cảnh. Động vật ở Viêng Chăn cũng rất phong phú gồm các động vật phổ biến ở Đông Nam Á nhƣ trâu rừng, bò tót, tê giác, lợn rừng, nai, hổ, báo, chồn, vƣợn khỉ... Đặc biệt là voi đặc trƣng của đất nƣớc Lào. Các loài chim, động vật dƣới nƣớc củng rất đa dạng, đặc biệt ở sông Mê - kông có loại cá nƣớc ngọt (Pakha) thân giống thân con ngƣời, có vú ở ngực nhƣ con ngƣời nhƣng đang có nguy cơ tuyệt chủng.Chính phủ Lào đang kêu gọi bảo vệ và giữ gìn, không cho đánh bắt loại cá này.

Tài nguyên về dân cư và lịch sử văn hóa: quốc gia Lào chỉ mới thống nhất đất nƣớc cách đây 38 năm nhƣng là nơi đã có con ngƣời sống từ hàng vạn năm về trƣớc. Dân cƣ ở Viên Chăn hiện nay có thành phần dân tộc đa dạng, trong đó đa số là ngƣời Lào Lum là nhóm ngƣời đóng vai trò chủ thể và trung tâm, thuộc nhóm ngữ hệ Lào - Thái. Ngƣời Lào có tiếng nói và chữ viết riêng, tuy vậy tiếng Pháp tiếng Anh cũng rất phổ biến, đƣợc sử dụng trong các khách sạn lớn, nhà hàng, những nơi chủ yếu của khách du lịch đến thăm và thƣờng xuyên tiếp xúc với ngƣời nƣớc ngoài. Viên Chăn là một trong những thành phố có lịch sử lâu đời do vậy tại đây tập trung rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang giá trị nhƣ: Vatxixa khệt, chùa Xỉ Mƣơng, Cổng tƣợng đài chiến thắng. Đây là những nơi tham quan nổi tiếng và củng là nơi để các nhà khoa học đên nghiên cứu thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra còn có các khu di tích lịch sử từ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các di tích lịch sử văn hóa (chùa chiền) đã đƣợc các nhà chuyên gia đánh giá rất cao.Ở Viên Chăn các lễ hội, tôn giáo nghệ thuật gắn liền với nhau rất chặt chẽ, thƣờng thì các lễ hội đƣợc tổ chức ở chùa. Trong một bản (làng - xóm) có thể có một hoặc hai ngôi chùa.Từ thời xa xƣa cho đến nay, chùa là nơi tập trung của dân làng, vừa là trƣờng học dạy đạo. Chính phong

tục tập quán, lễ nghi đấy là thay cho pháp luật, đó là lời khuyên bảo cho nhân dân biết rõ đƣợc cái thiện cái ác. Chùa còn là nơi tập trung đoàn kết bàn bạc đấu tranh với kẻ thù hoặc là bàn việc cải tạo thiên nhiên đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)