III. Phân tích môi trường nội bộ của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc
3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Để có thể đánh giá sát thực về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, cần phải phân tích tình hình tài chính của công ty. Từ những phân tích về tình hình đó mà ta có thể đánh giá được khả năng huy động vốn của và nhận biết được những điểm tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới của công ty.
Bảng 7: Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc giai đoạn 2006-2009
Chỉ tiêu
Năm So sánh năm sau tăng hơn sơ với năm trước (%) 2006 2007 2008 2009 Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 1.Tổng doanh thu (triệu đồng) 145.234,1 214.156,4 258.522 378.767 47,46 20,71 46,51 2.Tổng chi phí (triệu đồng) 142.804,9 210.436,1 254.284 372.534 47,36 20,83 46,5 3.Lợi nhuận (triệu đồng) 2.429,2 3.720,3 4.238 6.233 53,15 13,92 47,07
(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tổng hợp công ty Thực phẩm miền Bắc)
Từ bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của công ty qua các năm đều tăng, trong đó doanh thu từ các loại bánh tăng mạnh. Tốc độ này là tương đối cao, cụ thể: năm 2007 tổng doanh thu tăng 47,46% so với năm 2006, nhưng doanh thu của năm 2008 chỉ tăng 20,71% so với năm 2007. Tổng doanh thu của công ty năm 2007 tăng nhanh so với 2006 là do năm 2006 công ty đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất bánh tươi, đến cuối năm 2007 công ty mở rộng dây chuyền này, đến đầu quý II năm 2007 công ty lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh mỳ.
Tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng lên làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cũng không ngừng tăng, tốc độ tăng của nó cũng cao gần bằng tốc độ tăng của doanh thu. Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2007 tăng 53,15% so với năm 2006. Bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cùng với đó là giá thành các nguyên liệu đầu vào gia tăng làm cho tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm. Năm 2008 doanh thu chỉ tăng 20,71%, còn lợi nhuận tăng 13,92% so với năm 2007. Với sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên toàn công ty, với quyết tâm khôi phục lại tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau khủng hoảng thì tổng kết năm 2009, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều có sự cải thiện đáng kể. Cụ thể, năm 2009 tổng doanh doanh thu của công ty đã tăng 46,51% và lợi nhuận tăng 46,5% so với năm 2008. Tuy nhiên, mặc dù doanh thu và lợi nhuận của công ty có gia tăng liên tục qua các năm xong vẫn còn ở mức thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, do đó yêu cầu sự nỗ lực của toàn công ty và đề ra những hướng đi đúng đắn hơn nữa trong thời gian tới.
Bảng 8: Số liệu về tình hình tài chính của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc 2006- 2009 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 I Tổng tài sản 94.210 138.959,75 147.34 4 252.600 TSLĐ&ĐTNH 41.356 53.725,75 55.110 105.156 TSCĐ&ĐTDH 52.854 85.234 92.234 147.444 II Tổng nguồn vốn 94.210 138.959,75 147.34 4 252.600 Nợ phải trả 50.000 90.000 95.620 130.000 Vốn chủ hữu 23.000 26.000 27.500 44.567,8
Nguồn vốn kinh doanh 15.945 17.959 20.218 71.142,2
Nguồn khác 5.265 5.000,75 4.006 6.890
Từ bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của nhà máy sản xuất bánh kẹo Hữu Nghị ta có thể rút ra một vài nhận xét như sau:
Tài sản tăng đều qua các năm. Tổng tài sản của nhà máy năm 2007 là 138.959,75 triệu đồng, tăng 47,5%. Bước sang năm 2008, tổng tài sản của công ty đã tăng lên 147.344 triệu đồng, tăng 6,04% so với năm 2007. Điều đó thể hiện việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc của công ty trong thời gian qua. Đặc biệt năm 2007
công ty đã có sự đầu tư mới vào dây chuyền sản xuất bánh mỳ và dây chuyền sản xuất bánh tươi nhập từ nước ngoài.
Qua những số liệu trên ta cũng có thể phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty như: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán, hệ số nợ, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Khả năng thanh toán (TSLĐ&ĐTNH/Nợ phải trả): Trong ba năm từ 2006 tới
năm 2008, khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm. Năm 2007 và 2008 khả năng thanh toán chỉ đạt 0.597 và 0.576, con số này vẫn còn thấp, chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty chưa tốt. Điều này cũng có thể phần nào giải thích được khi mà công ty mới chính thức được cổ phần hóa năm 2006, bước vào năm 2007 đầu tư thêm tài sản cố định, mới bước vào sản xuất sản phẩm mới thì lại gặp phải ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Đến năm 2009, tỉ lệ này đã bắt đầu tăng lên đến 0.8- đây là một dấu hiệu tốt báo hiệu sự hồi phục trở lại của tình hình tài chính công ty.
Hệ số nợ (Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu): Ta thấy hệ số nợ của công ty có xu
hướng tăng qua 3 năm tuy nhiên bước sang năm 2008 xu hướng này đã chững lại và đến năm 2009 thì đã bắt đầu có dấu hiệu giảm xuống. Cụ thể hệ số nợ tương ứng của các năm tương ứng là: năm 2006 (2.17), năm 2007 (3.46), năm 2008 (3.47), năm 2009 (2.92). Tuy nhiên con số này vẫn còn ở mức cao, chưa đảm bảo an toàn về tài chính cho công ty.
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần nhưng vẫn ở mức thấp.
Nếu như năm 2006 tỉ lệ này mới chỉ là 0.106 thì sang năm 2007 và 2008 con số này đã tăng lên là 0.143 và 0.154, còn bước sang năm 2009 tỉ lệ này là 0.14 . Như vậy năm 2007 chỉ số này đã tăng lên 34.9% so với 2006, năm 2008 chỉ số này tăng lên 7.7% so với năm 2007. Năm 2009, do công ty có sự đầu tư mới vào một số hệ thống dây chuyền sản xuất và cho ra mắt chuỗi hệ thống cửa hàng Bakery nên lợi nhuận của công ty đã có sự cải thiện. Với chỉ tiêu này tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, như vậy công ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn vào sản xuất kinh doanh.
Qua phân tích ở trên cho thấy công ty vẫn còn gặp khó khăn về tài chính. Với số vốn điều lệ là 23 tỷ đồng (năm 2009) thì còn rất hạn hẹp so với các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Cùng với doanh thu còn thấp, công ty không có quỹ nghiên cứu phát triển và không có quỹ marketing. Đối với các doanh nghiệp khác thì kinh phí dành cho hoạt động marketing thường được rút ra từ lợi nhuận kinh doanh. Nhưng với
Hữu Nghị thì lợi nhuận còn thấp nên việc huy động kinh phí cho các hoạt động tái đầu tư và hoạt động xúc tiến hỗn hợp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Nhận xét: Qua phân tích môi trường nội bộ của nhà máy sản xuất bánh kẹo
thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc như ở trên (bao gồm phân tích các hoạt động gián tiếp, các hoạt động trực tiếp và phân tích các chỉ tiêu tài chính của nhà máy này) ta có thể rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp như sau:
* Điểm mạnh của doanh nghiệp (S- Strengths)
- Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ khá cao, công nhân sản xuất có tay nghề
vững. Hiện tại số lượng nhân viên trình độ đại học và sau đại học của công ty chiếm
hơn 10%, lao động trình độ cao đẳng chiếm 5.2%, lao động có trình độ trung cấp chiếm 18.5%, còn lại là lao động phổ thông làm việc tại các dây chuyền sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
- Chính sách nâng cao năng suất lao động có hiệu quả. Chính sách lương,
thưởng khuyến khích được tinh thần làm việc của người lao động. Ngoài ra công ty
còn tổ chức các buổi dã ngoại, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các đơn vị, xí nghiệp.
- Hoạt động mua sắm hướng tới chi phí thấp. Hiện nay công ty đã từng bước thay thế các loại nguyên liệu ngoại nhập bằng các nguyên liệu trong nước. Công tác thu mua được thực hiện qua hình thức đấu thầu nhằm đảm bảo sự công bằng và hạ giá thành đầu vào góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
- Năng lực sản xuất tương đối lớn. Hiện công ty có 13 dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại được nhập khẩu từ Đức, Italia, Đài Loan, Nhật Bản. Đặc biệt năm 2007 công ty đầu tư thêm dây chuyền sản xuất kẹo dẻo và kẹo mềm nhân cao cấp với sản lượng 450kg/h. Năm 2008 lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh mỳ với công suất lớn. Sản lượng sản xuất trung bình của công ty là 5.000 tấn/năm.
- Công ty có hệ thống kênh phân phối tương đối hoàn chỉnh tại các tỉnh phía
Bắc. Công ty tổ chức kênh phân phối theo hai hình thức chủ yếu là kênh phân phối trực
tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Hiện nay còn có các hình thức phân phối nữa là cung cấp sản phẩm thông qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại. Việc tiêu thụ của công ty chủ yếu thông qua hệ thống các đại lý cấp I chiếm đến 90% sản lượng tiêu thụ của công ty. Công ty có hơn 50 nhà phân phối cấp I, trong đó khu vực Hà Nội đã chiếm tới 15 đại lý. Giai đoạn 2006-2008 thị trường miền Bắc đã tiêu thụ hơn 50% sản phẩm của Hữu Nghị. Bên cạnh đó kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy các hoạt động buôn
bán và phân phối thị trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2005-2008 chiếm tới 90% doanh số và 92% lợi nhuận của công ty.
- Chính sách hỗ trợ và khuyến khích đối với các đại lý rất linh hoạt và hiệu quả Tới cuối mỗi quý nếu các đại lý cấp I hoàn thành và vượt kế hoạch thì sẽ được hưởng các chế độ hợp lý, khuyến khích xứng đáng. Đối với khách hàng là đại lý cấp I, mức chiết khấu là 5%. Về thanh toán, chủ yếu là thanh toán ngay, khi khách hàng thanh toán ngay, công ty sẽ chiết khấu cho khách hàng 2%. Đặc biệt vào cuối mỗi quý, nếu các đại lý cấp I hoàn thành và vượt kế hoạch sẽ được hưởng 1.55% trên doanh thu.
- Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng ưa chuộng và bình chọn là
Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2005, giải thưởng sao vàng đất Việt năm 2004.
Tháng 11 năm 2005 nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được cấp giấy chứng nhận Thương hiệu nổi tiếng “Hữu Nghị” cho các sản phẩm bánh kẹo do cục sở hữu trí tuệ cấp.
- Công ty đã triển khai và áp dụng thành công chứng chỉ ISO-9001:2000. Công ty đã được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 có giá trị từ ngày 14/4/2004 đến ngày 13/4/2007 do tổ chức DNV và trung tâm chứng nhận Quacert cấp. Công ty đặc biệt chú ý đến môi trường của người lao động và sản xuất của cán bộ công nhân viên. Hỗ trợ những trang thiết bị cần thiết tối thiểu đảm bảo cho nhân viên yên tâm lao động và làm việc tốt nhất có thể.
- Công ty đã tạo dựng được chỗ đứng cho thương hiệu Hữu Nghị ở thị trường
miền Bắc, bắt đầu xâm nhập vào thị trường miền Nam, miền Trung.
* Điểm yếu của doanh nghiệp (W- Weaknesses)
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển chưa thực sự tốt, sản phẩm còn hạn chế
về chủng loại. Xét về danh mục sản phẩm thì công ty gồm các loại bánh, kẹo, mứt tết
và rượu. Trong đó mứt và bánh kẹo là hai dòng sản phẩm chính. Tuy mỗi năm công ty có dành ra 3 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhưng số lượng các sản phẩm mới đưa được ra thị trường vẫn chưa nhiều. So với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Kinh Đô, Hải Hà, Hải Châu... thì khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm vẫn yếu, công ty chỉ có một số sản phẩm được coi là mới hoàn toàn như: dòng sản phẩm bánh tươi, bánh mì an nhanh, ruốc.
- Hệ thống dây chuyền máy móc chưa đồng bộ.
- Công ty mới chỉ bao phủ được thị trường miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội. Việc
Nam giai đoạn 2005-2008, lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty chỉ chiếm trung bình khoảng 10%. Trong khi thị trường miền Trung và miền Nam được đánh giá là có nhu cầu về bánh kẹo rất cao nhưng công ty vẫn chưa thiết lập được hệ thống kênh phân phối chắc chắn và những thông tin về thị trường này lại chưa chính xác. Khu vực miền Bắc, tỉnh có lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty nhiều nhất chủ yếu vẫn là Hà Nội. Tại các vùng nông thôn thì sản phẩm của công ty ít xuất hiện và chủ yếu là những sản phẩm có bao bì, mẫu mã đơn giản, số lượng không phong phú.
- Hoạt động quảng cáo chưa được chú trọng đúng mức, chưa phát huy được
hiệu quả. Chi phí dành cho hoạt động quảng cáo chỉ chiếm 4.5% trong tổng chi phí
đầu tư của công ty. Công ty cũng không có quỹ marketing. Tuy công ty có đa dạng hóa các hình thức quảng cáo nhưng tần suất sử dụng thấp và chưa đầu tư lớn cho các chiến dịch quảng cáo rầm rộ.
- Khả năng tài chính còn hạn chế. Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính ở trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty vẫn còn thấp, chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty chưa tốt. Hệ số nợ còn ở mức cao, chưa đảm bảo an toàn về tài chính của công ty. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần nhưng vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó với số vốn điều lệ là 23 tỷ đồng thì còn rất hạn hẹp so với các đối thủ cạnh tranh hiện tại.