Phân tích áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc (Trang 41 - 43)

I. Phân tích môi trường bên ngoài công ty Thực phẩm miền Bắc tác động đến các phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của chính công ty

2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành bánh kẹo Việt Nam 1 Phân tích áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

2.3. Phân tích áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Ta thấy rằng khách hàng chủ yếu và chiếm tuyệt đại đa số trong ngành bánh kẹo là người tiêu dùng cá nhân. Họ mua sắm nhằm phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, gia đình hay tổ chức. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới.

Với dân số khoảng 86 triệu dân, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ bánh kẹo đầy tiềm năng, đặc biệt là vào các dịp lễ tết, cưới hỏi. Nền kinh tế phát triển nên nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo cũng tăng lên. Theo ước tính của tổ chức SIDA, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7,3-7,5% đây là mức tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành trên thế giới (2%). Hơn thế nữa, tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thu nhập của người dân tăng lên, cuộc sống hiện đại hơn làm cho người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn, mẫu mà sản phẩm đẹp hơn. Điều đó nhìn chung có những ảnh hưởng nhất định tới các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ bắt buộc các nhà nhập khẩu và phân phối phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng nhập khẩu. Các hãng nước ngoài cũng có kênh phân phối chính thức, thậm chí còn cho khách hàng nếm thử sản phẩm của mình. Với các hãng trong nước cũng gặp không ít khó khăn, ví dụ như trường hợp của của công ty Kinh Đô. Khi khách hàng lên tiếng về sản phẩm bánh Trung Thu bị mốc, công ty này đã phải đổi lại hàng mới cho khách và tặng thêm quà thay cho lời xin lỗi. Bên cạnh đó thì mỗi đoạn thị trường khác nhau sẽ có nhu cầu về các loại bánh kẹo với hương vị khác nhau. Ví dụ như người miền Bắc thích mua kẹo gói, bao bì đẹp hấp dẫn, độ ngọt vừa phải. Còn thị trường miền Trung sở thích của người tiêu dùng là mua kẹo cân, ít quan tâm tới bao bì hơn và thích bánh có độ ngọt cao. Người miền Nam lại thích kẹo có độ ngọt cao, mẫu mã đẹp. Trong thời gian tới sẽ có nhu cầu về các sản phẩm ăn nhanh, hàm lượng dinh dưỡng cao và các sản phẩm với mẫu mã đẹp dùng để biếu tặng vào các dịp lễ tết... Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo cần phải cân nhắc về sản phẩm để đáp ứng được tối đa nhu cầu trên thị trường.

Đối với công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thì kênh phân phối sản phẩm chủ yếu là qua hệ thống các đại lý cấp I, nên việc tiếp xúc và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng rất khó khăn. Để đương đầu với những áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, hiện nay công ty Thực Phẩm Hữu Nghị đã sắp xếp lại các phân xưởng sản xuất, các nhà phân phối sản phẩm và các đại lý cấp II. Do những hoạt động này mới đang dần dần được xúc tiến nên công ty vẫn gặp phải những khó khăn nhất định trong việc bắt nhịp kịp thời với xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Qua đây có thể thấy :Áp lực cạnh tranh từ khách hàng là lớn. Mặc dù yếu tố quy mô tương đối chỉ ra lợi thế cho doanh nghiệp. Song thông tin mà khách hàng có được về doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn, khả năng thay thế sản phẩm đang tăng,

yêu cầu của khách hàng ngày càng phức tạp làm tăng áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w