I. Phân tích môi trường bên ngoài công ty Thực phẩm miền Bắc tác động đến các phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của chính công ty
2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành bánh kẹo Việt Nam 1 Phân tích áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
2.5. Phân tích áp lực cạnh từ đối thủ tiềm ẩn
Với mỗi ngành sản xuất thì các đối thủ tiềm ẩn luôn là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp. Áp lực cạnh tranh đó là mạnh hay yếu được đánh giá chủ yếu qua động cơ để các doanh nghiệp đó tham gia vào ngành.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định. Môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn. Môi trường chính trị xã hội ổn định. Đặc biệt được nhiều tổ chức quốc tế khẳng định Việt Nam là đất nước có môi trường đầu tư rất tốt. Tất cả những điều đó thúc đẩy đầu tư vào các ngành nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng. Ngành bánh kẹo Việt Nam được đánh giá có tốc độ tăng trưởng ổn định. Nó cũng là một ngành có nhiều triển vọng để phát triển. Điều đó nói lên tính hấp dẫn của ngành bánh kẹo đối với các nhà đầu tư trong nước chưa tham gia vào thị trường này.
Với sự mở cửa, giao lưu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận cuộc chơi bình đẳng với các đối thủ nước
ngoài trên sân nhà. Các đối thủ tiềm ẩn của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hiện nay chủ yếu là các nhà sản xuất bánh kẹo nước ngoài có xu hướng nhập vào thị trường Việt Nam. Các đối thủ tiềm ẩn từ nước ngoài có thể là các công ty sản xuất bánh kẹo của Trung Quốc, Malaysia, Indonexia, Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ… Trong đó đặc biệt là các công ty của Trung Quốc với ưu điểm nổi bất: giá rẻ, mẫu mã bắt mắt, chủng loại phong phú.
Như vậy có thể đánh giá rằng: Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn là tương đối lớn.
Nhận xét: Qua phần phân tích môi trường bên ngoài công ty cổ phần bánh kẹo cao
cấp Hữu Nghị như ở trên (bao gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường ngành bánh kẹo Việt Nam) ta có thể rút ra những cơ hội và thách
thức với công ty Hữu Nghị trong giai đoạn hiện nay như sau: * Cơ hội (O- Opportunities)
- Nền kinh tế tăng trưởng cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Có
dấu hiệu phục hồi tốt sau khủng hoảng kinh tế. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt 5.32%, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 đạt 5.4%/năm, cao hơn mức trung bình của khu vực năng động nhất thế giới là khu vực châu Á (4.9%). Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp.
- Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, khả năng thanh toán và sức
mua của người tiêu dùng tăng lên. Đó là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp trong
thời gian tới. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đạt khoảng 750USD/ người, tăng 80USD so với năm trước. Chỉ trong vòng 5 năm (2002-2007) thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng 70.7%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên làm cho khả năng chi tiêu đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống cũng tăng dần. Đây là nguồn gốc làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.
- Nhu cầu thị trường về sản phẩm bánh kẹo ngày càng cao. Trong khi tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia khác. Dự báo mức tiêu dùng bánh kẹo bình quân của người dân Việt Nam năm 2011 là 2.47kg/người/năm và tới năm 2015 là 3.18kg/người/năm.
- Công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại, tiên tiến. Điều này cho phép doanh nghiệp tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm trên thị trường.
- Việt Nam gia nhập WTO, đây là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu sản
phẩm của mình, đồng thời tạo điều kiện tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Trong tiến trình các quốc gia thực hiện những cam kết khi gia nhập tổ chức WTO sẽ làm cho giá của các nguyên liệu đầu vào giảm, tạo điều kiện cho công ty hạ giá thành sản phẩm.
* Thách thức (T- Threats)
- Có sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu. Do trong những năm tiếp theo chính phủ tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngoài ra kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước lại càng chịu sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ của mình để bắt kịp với xu thế thời đại.
- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn ngày càng cao. Chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, môi trường chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi hơn đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Có sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành. Các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường với đủ những chúng loại, màu sắc hấp dẫn, chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh. Họ luôn cố gắng nỗ lực để tạo lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bằng cách đầu tư, nghiên cứu cho ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, kết hợp với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ.
- Sản phẩm thay thế có được những ưu thế nhất định và xuất hiện ngày một
nhiều gây cho doanh nghiệp áp lực ngày một lớn. Nước ta nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới với nhiều loại hoa quả đa dạng, thơm ngon. Sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến hoa quả với những sản phẩm mới lạ: mít sấy, khoai sấy, các loại ô mai, nước ép hoa quả... Những sản phẩm này đang được người tiêu dùng khá ưa chuộng.
- Khách hàng có yêu cầu ngày càng cao cả về chất lượng, giá cả, bao bì, mẫu
mã. Mỗi đoạn thị trường khác nhau lại có nhu cầu về các loại bánh kẹo với hương vị
khác nhau. Thông tin mà khách hàng có được về doanh nghiệp ngày càng nhiều, khả năng thay thế sản phẩm đang gia tăng, do vậy người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn cho mình hơn. Điều đó gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất bánh kẹo.