Phân tích áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc (Trang 40 - 41)

I. Phân tích môi trường bên ngoài công ty Thực phẩm miền Bắc tác động đến các phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của chính công ty

2.2.Phân tích áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành bánh kẹo Việt Nam 1 Phân tích áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

2.2.Phân tích áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bánh kẹo đa dạng về chủng loại và chất lượng. Các nguyên liệu chính mà công ty sử dụng đến trong quá trình sản xuất bánh kẹo gồm có:

- Chất ngọt : Trong kẹo chiếm từ 70-80%; còn trong các sản phẩm bánh quy và bánh mỳ, hàm lượng chất ngọt ít hơn. Lượng chất ngọt trong các sản phẩm chủ yếu là các loại đường kính, tính bột chất lượng cao, không gây ảnh hưởng đối với người sử dụng.

- Chất béo: chủ yếu là các loại phải nhập từ nước ngoài.

- Sữa : gồm các loại sữa đặc, sữa bột béo, sữa bột gầy (bột sữa loại hoặc được tách ra từ bơ), váng sữa.

- Bột mì: Chủ yếu công ty mua từ các nhà nhập khẩu. Bột mì được nhập theo yêu cầu của từng dây chuyền sản xuất.

Ngoài ra còn một số chất phụ gia dành cho quá trình sản xuất sản phẩm bánh kẹo như: Các chất tạo mầu, các chất tạo vị như vị chua (axit hữu cơ), vị cay (bạc hà), chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Như vậy, phần lớn nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm của công ty đều phải nhập khẩu, quãng đường vận chuyển xa, chịu nhiều biến động của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, giá các sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bánh kẹo có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Điều đó làm ảnh hưởng tới giá thành sản xuất chung sản phẩm bánh kẹo. Trong các loại nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo thì đường là một loại nguyên liệu chính. Đây là loại nguyên liệu mà các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói chung hoàn toàn chủ động được nguồn cung ở trong nước. Những nhà sản xuất và cung cấp loại nguyên liệu này lại là những doanh nghiệp lớn trong ngành mía đường ở Việt Nam. Do đó những biến động trên thị trường làm ảnh hưởng đến giá của nguyên liệu này cũng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Bởi vì về khía cạnh quy mô tương đối thì những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu này có được quyền lực đàm phán rất cao, sức ép mà họ có thể gây ra cho các doanh nghiệp là tương đối lớn.

Tuy nhiên, công ty Thực phẩm Miền Bắc đã có mối quan hệ lâu năm với các nhà máy, đơn vị trong nước, chuyên cung cấp các nguyên liệu cho nhà máy rất ổn định và đảm bảo chất lượng với giá cạnh tranh nhiều năm. Và hiện nay công ty đang từng bước thay thế các loại nguyên liệu ngoại nhập bằng các nguyên liệu trong nước. Chính vì vậy giá thành nguyên liệu đầu vào không gây khó khăn quá lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Mỗi năm công ty đều đưa ra kế hoạch sản xuất, dựa vào định mức nguyên vật liệu đưa ra lượng nguyên vật liệu tiêu thụ trong năm. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty hàng năm tiêu thụ có khoảng 60% là do các nhà cung cấp quen thuộc, còn 40% là do cạnh tranh. Công tác thu mua được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu nhằm đảm bảo sự công bằng và hạ giá thành đầu vào góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

Như vậy ta thấy rằng: Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp là ở mức trung bình,

nhưng công ty phải dự tính được mức tăng giá vì đây là xu hướng chung.

Một phần của tài liệu Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc (Trang 40 - 41)